01/06/2017, 11:31

Soạn bài hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Soạn bài hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung (Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) A. Kiến thức cơ bản I. Vài nét về tác giả và tác phẩm 1. Tác giả - Thân Nhân Trung (1418 – 1499), nguyên là phó soái trong Tao đàn văn học do Lê Thánh Tông sáng ...

Soạn bài hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung (Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) A. Kiến thức cơ bản I. Vài nét về tác giả và tác phẩm 1. Tác giả - Thân Nhân Trung (1418 – 1499), nguyên là phó soái trong Tao đàn văn học do Lê Thánh Tông sáng lập. 2. Tác phẩm - Bài kí được khắc bia năm 1418. Trước phần trích học có một đoạn văn dài kể việc từ khi Lê Thái Tô dựng nước (1428) đến năm 1484, các vua Lê tuy đều có ...

– Thân Nhân Trung

(Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)

A. Kiến thức cơ bản

I. Vài nét về tác giả và tác phẩm

1. Tác giả

- Thân Nhân Trung (1418 – 1499), nguyên là phó soái trong Tao đàn văn học do Lê Thánh Tông sáng lập.

2. Tác phẩm

- Bài kí được khắc bia năm 1418. Trước phần trích học có một đoạn văn dài kể việc từ khi Lê Thái Tô dựng nước (1428) đến năm 1484, các vua Lê tuy đều có chú ý bồi dưỡng nhân tài nhưng chưa có điều kiện dựng bia tiến sĩ. Cuối phần trích là danh sách 33 vị tiếng sĩ khoa Nhâm Tuất 1442.

- Bài bia này giữ vai trò quan trọng như một lời tựa chung cho 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu, Hà Nội.

II. Hướng dẫn đọc thêm

Câu 1. Hiền tài có vai trò quan trọng đối với đất nước như thế nào?

- Hiền tài là người có đức độ, tài cao

- Nguyên khí là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật

Người hiền tài chính là nguyên khí của đất nước, đóng vai trò vô cùng quan trọng, quý giá, quyết định đến sự hưng thịnh hay suy vi của quốc gia dân tộc.

- Nhà nước đã từng trọng đãi hiền tài: đề cao danh tiếng, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên bảng vàng, ban yến tiệc... chưa xứng với vai trò, vị trí của hiền tài, cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách.

Câu 2. Ý nghĩa của việc khắc bia, ghi tên tiến sĩ đối với đương thời và các thế hệ sau?

- Khuyến khích hiền tài, kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn, hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua.

- Ngăn ngừa điều ác, kẻ ác: ý xấu được ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy, kẻ ác thấy đó làm điều răn, người thiện xem đó mà cố gắng.

- Dẫn việc di vãng, chỉ lối tương lai, góp phần làm cho hiền tài nẩy nở, đất nước hưng thịnh dài lâu, rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, củng cố mệnh mạch cho Nhà nước.

Câu 3. Theo anh (chị) bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ là gì?

- Thời nào „hiền tài cũng là nguyên khí quốc gia“, phải biết quý trọng nhân tài.

- Hiền tài có mối quan hệ sống còn, thịnh suy của đất nước (triều đại Lê Thánh Tông rất quý trọng hiền tài, biết dùng nhân tài nên đây cũng là triều đại hoàng kim nhất trong lịch sử chế độ phong kiên Việt Nam).

- Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta: giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài.

- Thấm nhuần quan điểm Hồ Chủ tịch: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.

- Ngày nay các cấp chính quyền địa phương, nhà nước đều phải có những chính sách đãi ngộ, khuyến khích phát triển người tài, trán chảy máu chất xám. Vinh danh các thủ khoa đỗ đầu ở Văn Miếu hàng năm.

Câu 4. Lập sơ đồ về kết cấu của bài văn bia

0