01/06/2017, 12:10

Soạn bài Đồ chơi của em

TIẾNG VIỆT LỚP 4 SOẠN BÀI ĐỒ CHƠI CỦA EM A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Tìm hiểu về câu kể. Đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: - Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho báu. Nhưng kho báu ấy ở ...

TIẾNG VIỆT LỚP 4 SOẠN BÀI ĐỒ CHƠI CỦA EM A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Tìm hiểu về câu kể. Đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: - Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho báu. Nhưng kho báu ấy ở đâu? - Mình là Quách Tuấn Lương, học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Cù Chính Lan, thị xã Hoà Bình. Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết ba của ...

  SOẠN BÀI ĐỒ CHƠI CỦA EM

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Tìm hiểu về câu kể.

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

- Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú

người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho báu. Nhưng kho báu ấy ở đâu?

- Mình là Quách Tuấn Lương, học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Cù Chính Lan, thị xã Hoà Bình. Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn.

Những câu in đậm trong hai đoạn văn dùng để làm gì? Cuối mỗi câu có dấu gì?

Gợi ý:

Hai đoạn văn có 3 câu in đậm.

- Câu thứ nhất dùng đế giới thiệu nhân vật.

- Câu thứ hai dùng để tả nhân vật.

- Câu thứ ba dùng để nói lên tâm tư, tình cảm.

Cuối mỗi câu có dấu chấm.

 

B. HOẠT ĐỘNG THựC HÀNH

1. Mỗi câu kể trong đoạn văn sau dùng để làm gì?

(1) Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. (2) Cánh diều mềm mại như cánh bướm. (3) Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. (4) Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. (5) Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

(Theo Tạ Duy Anh)

Ghi kết quả vào vở hoặc phiếu học tập (SGK/108)

Gợi ý: 

 Câu kể

 Tác dụng

 M: 1. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. 

 Kể về niềm vui của trẻ mục đồng.

 2. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

 Miêu tả cánh diều.

 3. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời:

 Nêu tình cảm.

 4. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.

 Miêu tả âm thanh của sáo diều

 5. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm. 

 Nêu ý kiến, tâm tư.


2. Đặt một vài câu kể để:

a) Kể các việc em làm hằng ngày sau khi đi học về.

b) Tả chiếc bút em đang dùng.

c) Trình bày ý kiến của em về tình bạn.

d) Nói lên niềm vui của em khi được thầy cô khen.

M (Mục c): Em nghĩ rằng tình bạn rất cần thiết với mỗi người. Nhờ có bạn, em thấy cuộc sống vui hơn. Bạn cùng em vui chơi, học hành. Bạn giúp đỡ em khi gặp khó khăn...

Gợi ý:

a) Sau khi đi học về, em phụ mẹ bừa cơm chiều. Cơm nước xong, em rửa bát đĩa rồi đi học bài.

b) Chiếc bút của em là loại bút bi. Nó to hơn que đũa một tí. Mực bút rất rõ và đẹp. Nét viết thanh mảnh.

c) Tình bạn là một tình cảm rất đẹp, có nhiều kỉ niệm. Bạn bè giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập, cùng chia sẻ niềm vui nỗi buồn.

d) Hôm nay, em rất vui khi nhận được sự nhận xét tốt về môn toán kèm theo lời khen của thầy. Em rất hạnh phúc khi thấy bố mẹ cũng vui và hài lòng.

 

5. Viết bài văn tả một đồ chơi mà em thích

Gợi ý:

Đọc lại dàn ý đã chuẩn bị tuần trước cho bài văn tả một đồ chơi mà em thích. 

Mở bài: Giới thiệu đồ vật (trực tiếp hoặc gián tiếp).

Thân bài: Quan sát theo trình tự hợp lí, bằng nhiều giác quan.

Đặc điểm riêng biệt của đồ vật.

Kết bài: Tình cảm của em với đồ vật (mở rộng hoặc không mở rộng).

Dựa vào dàn ý, viết vào vở bài văn miêu tả đồ chơi mà em yêu thích.

Tham khảo bài làm tại đây:

 

0