Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-Ca trang 163 SGK Ngữ Văn 12 tập 1
Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-Ca trang 163 SGK Ngữ Văn 12 tập 1 Giải thích các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt vầng trăng chếch choáng, yêu ngựa mỏi mòn,... Anh chị có suy nghĩ gì khi bắt gặp hình ảnh: tiếng đàn, áo choàng dỏ gắt? ...
Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-Ca trang 163 SGK Ngữ Văn 12 tập 1
Giải thích các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt vầng trăng chếch choáng, yêu ngựa mỏi mòn,... Anh chị có suy nghĩ gì khi bắt gặp hình ảnh: tiếng đàn, áo choàng dỏ gắt?
I. Soạn bài
1. Giải thích các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt vầng trăng chếch choáng, yêu ngựa mỏi mòn,... Anh chị có suy nghĩ gì khi bắt gặp hình ảnh: tiếng đàn, áo choàng dỏ gắt?
Các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt vầng trăng chếch choáng, yêu ngựa mỏi mòn đều mang tính biểu tượng. Các dòng thơ không hề có hình ảnh về con người nhưng bóng dáng con người vẫn hiện lên rõ nét qua hình ảnh và âm thanh (tiếng đàn) màu sắc (áo choàng đỏ gắt), trạng thái (chếch choáng, mỏi mòn).
Ngay ở khổ thơ đầu, người đọc đã được bước vào một không gian đậm chất Tây Ban Nha, với tiếng đàn ghi ta, niềm tự hào của Tây Ban Nha với hình ảnh áo choảng đỏ gắt - áo choàng khoác trên mình những võ sĩ đâu bò tót - một biểu tượng của Tây Ban Nha.
2. Nêu cảm nhận về đoạn thơ:
Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng.
Khổ thơ đầy ắp những hình ảnh biểu tượng và siêu thực, với hình ảnh hoán dụ “không ai chôn cất tiếng đàn", hình ảnh so sánh: “Tiếng đàn như cỏ mọc hoang" gợi thương cảm về cái chết bi thảm của nhà thơ. Đặc biệt hình ảnh: “Giọt nước mắt vầng trăng" là một hình ảnh siêu thực, đa nghĩa, bắt nguồn từ việc có thực: kẻ thù bắn nhà thơ và vứt xác ông xuống giếng để phi tang. Nước mắt vầng trăng còn là tình thương, sự cao khiết, sự toả sáng. Với Thanh Thảo, đó là nước mài sáng đẹp và vĩnh cửa như vầng trăng, những giọt nước mắt anh hùng như trong văn của Nguyễn Đình Chiểu ("Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo"), vầng trăng như là sự hoá thân, sự thăng hoa của tâm hồn liệt sĩ trong Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ: "Đêm đến tâm hồn em toả sáng/ Những vì sao ngời chói lung linh"
Tiếng đàn đã trở thành một nhân vật có linh hồn - đó là chiến thắng, là sự bất tử của người anh hùng.
Ở đây, Lor-ca không hiện diện mà chỉ có sự hiện diện của tiếng đàn. Nó đã trở thành biểu tượng của tâm hồn Lor-ca, trái tim Lor-ca. Cuộc đời của ông sống tự do, thanh thản, trong suốt như giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng. Lor-ca đã chết (về thể xác) nhưng dư âm vang vọng của cuộc đời ông thì còn mãi.
3. Ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ?
- Hình tượng tiếng đàn được xuất hiện được nhiều lần trong bài thơ: Tiếng đàn bọt nước, tiếng đàn ghi ta nâu, tiếng ghi ta đá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt, nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang.
- Tiếng đàn ghi ta ở đây được thể hiện với vô vàn cung bậc khác nhau: Khi là âm thanh vui tươi, khi là âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi là âm thanh của cái chết, khi là giai điệu của tình yêu.
- Tiếng đàn ghi ta là sự hài hoà của rất nhiều trạng thái cảm xúc. Trước hết đó là cảm xúc của Lor-ca. Cuộc đời Lor-ca như tiếng ghi ta, những âm thanh, cung bậc của nó khi réo rắt về niềm yêu đời thiết tha, khi hùng tráng, mạnh mẽ về những ngày tháng chiến đấu sôi nổi, khi trầm lặng, đau buồn về khoảnh khắc phải chia lìa sự sống.
Những âm thanh ấy cũng là âm thanh biểu hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả. Tác giả đã sống cùng với khoảnh khắc cận kề cái chết của Lor-ca, niềm tiếc thương đau đớn, chua xót, sự ngưỡng mộ, tôn vinh được đan kết hài hoà vào những cung bậc thanh âm của tiếng đàn ghi ta.
- Tiếng ghi ta là ẩn dụ hay nói đúng hơn là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-ca. Cuộc đời của con người ấy như tiếng đàn ghi ta với thanh âm trong trẻo làm lay động lòng người.
II. Luyện tập
Cảm nhận của anh chị về hình tượng Lor-ca?
(HS có thể trình bày theo cảm nhận tự do của mình. Tham khảo dàn ý bài làm sau để định hướng, bổ sung cho bài tập).
1. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ
- Giới thiệu hình ảnh Lor-ca
2. Thân bài:
Lor-ca là người chiến sĩ đấu tranh cho sự tự do, cho những khát vọng chân chính về con người và về nghệ thuật. Hình ảnh Lor-ca được thể hiện qua thi ảnh và ngôn từ mới mẻ trong bài thơ, hình ảnh này được tác giả gợi nhiều hơn tả.
Hai khổ thơ đầu:
Cho ta cảm nhận hình ảnh một con người nghĩa khí:
- Chàng chủ xướng, tuyên truyền cho khát vọng, cho lí tưởng sông vì con người. Khiêu chiến với chủ nghĩa độc tài thân phát xít. Tiếng đàn là biểu tượng cho tiếng nói tuyên truyền, tuyên ngôn cho trường phái cách tán nghệ thuật trong khung cảnh chính trị sa sút và nghệ thuật già nua của Tây Ban Nha.
- Chàng đã chết vì khát vọng chân chính của mình “áo choàng bê bết đỏ" Đó là nỗi kinh hoàng mà bọn độc tài phát xít gây ra.
- Hình tượng Lor-ca mang một vẻ bi tráng.
Những khổ thơ sau: Lor-ca bơi sang ngang
Trên chiếc ghi ta màu bạc.
Lor-ca không thể chết, chàng vẫn tồn tại vĩnh hằng trong thế giới này kiêu hãnh và khẳng định lí tưởng sống của mình và mãi mãi toả sáng.
- Lor-ca đã làm một cuộc cách mạng “ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước". Cuộc đấu tranh ấy vẫn còn đang tiếp diễn, đang có mặt Lor-ca. Chàng chỉ “ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt" mà thôi.
- Cái chết thực sự của nhà cách tân Lor-ca là khi những khát vọng của lor-ca không còn tiếp tục nhưng cái chết đau đớn của một nhà cách tân còn là khi tên tuổi và sáng tạo của Lor-ca trở thành một bức thành kiên cố cản sự cách tân văn chương của những người đến sau
- Các hình ảnh đường chỉ tay, con sông... mang ý nghĩa tượng trưng cho giã từ và giải thoát, chia tay thực sự với những ràng buộc hệ luỵ trần gian.
3. Kết bài:
Nhà thiên tài Lor-ca là một nghệ sĩ vĩ đại, đã chiến đấu, hi sinh lí tưởng nghệ thuật, lí tưởng sống của mình. Tên tuổi Lor-ca trở thành một biểu tượng, là ngọn cờ tập hợp các nhà văn hoá Tây Ban Nha và thế giới chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại.
soanbailop6.com