27/04/2018, 16:09

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) SBT Ngữ Văn 9 tập 2

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 64 SBT Ngữ Văn 9 tập 2. Bài tập 1, trang 97 - 98, SGK. ...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 64 SBT Ngữ Văn 9 tập 2. Bài tập 1, trang 97 - 98, SGK.

1. Bài tập 1, trang 97 - 98, SGK.

   Tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích được trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân.

Trả lời:

   Bài tập này yêu cầu tìm trong đoạn trích những từ ngữ địa phương và chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân tương ứng. Có thể làm theo kiểu lập bảng như sau :

Đoạn trích (a)

Đoạn trích (b)

Đoạn trích (c)

Địa phương

Toàn dân

Địa phương

Toàn dân

Địa phương

Toàn dân

thẹo

sẹo

mẹ

lui cui

lúi húi

lặp bặp

lắp bắp

kêu

gọi

nhắm

cho là

...

...

...

...

...

...

   Em tự tìm thêm và điền vào bảng (trong vở của mình).

   Dưới đây là các từ địa phương khác có mặt trong bài tập và các từ toàn dân tương ứng với chúng, cả hai được xếp theo a, b, c, không xếp theo sự tương ứng trong từng cột (không nhắc lại các từ đã gợi ý trong bảng cho trong đề bài tập). Em có thể chọn những từ địa phương và những từ toàn dân tương ứng với nhau để sử dụng.

Từ địa phương

bực

đũa bếp

giùm

trổng

quơ

Từ toàn dân

đũa cả

giúp

trống không

tức

vào

vớ (lấy)

2. Bài tập 2, trang 98, SGK.

   Đối chiếu các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng), cho biết từ kêu ở câu nào là từ ngữ địa phương, từ kêu ở câu nào là từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó.

   a) Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên :

   - Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái ! - Nó cũng lại nói trổng.

   b) - Con kêu rồi mà người ta không nghe.

Trả lời:

   Bài tập này có hai yêu cầu. Muốn thực hiện tốt các yêu cầu này, trước hết em nên dùng từ điển.

   Từ kêu theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2000) có nhiều nghĩa, trong đó ba nghĩa sau đây liên quan nhiều đến bài tập này :

   - Thốt ra tiếng hoặc lời do bị kích thích : kêu đau, kêu cứu, kêu thất thanh.

   - Nói ra điều phàn nàn, chê trách : kêu khổ, người mua kêu đắt

   - Gọi để người khác đến với mình : kêu ai đó lại để nói chuyện.

   Căn cứ vào ba nghĩa của từ kêu vừa nêu, em hãy thực hiện yêu cầu của đề.

3. Bài tập 3, trang 98, SGK.

   Trong hai câu đố sau, từ nào là từ địa phương ? Những từ đó tương đương với những từ nào trong ngôn ngữ toàn dân ?

         Không cây không trái không hoa

Có lá ăn được, đố là lá chi.

(Câu đố về lá bún)

  Kín như bưng lại kêu là trống

                 Trống hổng trống hảng lại kêu là buồng.

(Câu đố về cái trống và buồng cau)

4. Bài tập 4, trang 99, SGK.

   Hãy tìm những từ địa phương tìm được ở các bài tập 1, 2, 3 và các từ toàn dân tương ứng vào bảng tổng hợp theo mẫu sau đây : 

Từ địa phương

Từ toàn dân tương ứng

vào

5. Bài tập 5*, trang 99, SGK.

   Đọc lại các đoạn trích ở bài tập 1 và bình luận về cách dùng từ ngữ địa phương bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây :

   a) Có nên để cho nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà dùng từ ngữ toàn dân không ? Vì sao ?

   b) Tại sao trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương ?

Trả lời:

   Em tự làm dựa theo những gợi ý sau đây :

   a) Theo văn bản này, nhân vật Thu đã có dịp ra ngoài vùng cô bé ở với một thời gian đủ dài để có thể hấp thụ những từ ngữ toàn dân khác với những từ ngữ của địa phương cô bé chưa ?

   b) Những cảnh vật, những con người được nói đến trong truyện là chung cho cả nước Việt Nam hay là mang đậm mầu sắc của vùng đất nơi sự việc diễn ra ?

Sachbaitap.com

0