06/06/2017, 14:50

Soạn bài chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt) lớp 8

SOẠN BÀI CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Tiếng Việt) A. YÊU CẦU - Hiểu được những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương nơi em sinh sống. - Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ ngừ toàn ...

SOẠN BÀI CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Tiếng Việt) A. YÊU CẦU - Hiểu được những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương nơi em sinh sống. - Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ ngừ toàn dân, những từ ngữ nào không trùng với từ ngữ toàn dân. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP Bài tập 1. Tim các từ ngừ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ờ địa ...

SOẠN BÀI CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

(Phần Tiếng Việt)

A. YÊU CẦU

- Hiểu được những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương nơi em sinh sống.

- Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ ngừ toàn dân, những từ ngữ nào không trùng với từ ngữ toàn dân.

B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

Bài tập 1. Tim các từ ngừ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ờ địa phương em có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân dưới đây : Cách làm:

- Kẻ lại bảng vào vở, theo thứ tự, ghi rõ từ ngữ được dùng ở địa phương em. Từ ngữ đó có thê trùng với từ ngữ toàn dán hoặc khác từ ngữ toàn dán.

- Gạch dưới các từ ngữ khác với từ ngừ toàn dân.

STT

Từ ngữ toàn dân

Từ ngữ được dùng ở địa phương em

1

Cha

 

2

Mẹ

 

3

Ông nội

 

4

Bà nội

 

5

Ông ngoại

 

6

Bà ngoại

 

7

Bác (anh trai của cha)

 

8

Bác (vợ anh trai của cha)

 

9

Chú (em trai của cha)

 

10

Thím (vợ của chú)

 

11

Bác (chị gái của cha)

 

12

Bác (chồng chị gái của cha)

 

13

Cô (em gái của cha)

 

14

Chú (chồng em gái của cha)

 

15

Bác (anh trai của mẹ)

 

16

Bác (vợ anh trai của mẹ)

 

17

Cậu (em trai của mẹ)

 

18

Mợ (vợ em trai của mẹ)

 

19

Bác (chị gái của mẹ)

 

20

Bác (chồng chị gái của mẹ)

 

21

Dì (em gái của mẹ)

 

22

Chú (chồng em gái của mẹ)

 

23

Anh trai

 

24

Chị dâu (vợ của anh trai)

 

25

Em trai

 

26

Em dâu (vợ của em trai)

 

27

Chị gái

 

28

 Anh rể (chồng của chị gái)

 

29

Em gái

 

30

Em rể (chồng của em gái)

 

31

Con

 

32

Con dâu (vợ của con trai)

 

33

Con rể (vơ của con gái)

 

34

Cháu (con của con)

 

Em có thể tự điểu tra, hỏi những người lớn tuổi xung quanh em để thực hiện bài tập này.

Ví dụ ở (1). cha trong cột Từ ngữ toàn dân, em sẽ điền vào cột Tử ngữ được dùng ở địa phương em là từ thảy (nếu em ở miên Bắc), là ha (nếu em ở miển Nam); hoặc ở (31). con trong cột Từ ngữ toàn dân, em sẽ điển vào cột Từ ngữ được dùng ở địa phương em là từ con.

Bài tập 2. Sưu tầm một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác.

Gợi ý

Chẳng hạn em sống ở Bắc Bộ, em có thể sưu tầm ở Nam Bộ : hia (anh), chế (chị), thiếm (thím), anh hai (anh cả), chị hai (chị cả), củ (cậu), nội (ông nội, bà nội)...

Bài tập 3. Sưu tầm một sô thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương em.

Gợi ý

Ví dụ :

Coi chừng sóng lớn gió to

Màn xanh đây mụ đắp cho kín mình

(Tố Hữu)

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

(Tố Hữu)

O du kích nhỏ giương cao súng

Thằng Mĩ lênh khênh hước cúi dầu

(Tố Hữu)

Cái cò trắng hạch như vôi

Có ai lấy lẽ chú tôi thì về

Chú tôi chẳng đánh chẳng chê

Thím tôi móc ruột, lôi mề, ăn gan

(Ca dao)

0