Phân tích hình ảnh con người Việt Nam thời chông Mĩ cứu nước qua hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích hình ảnh con người Việt Nam thời chông Mĩ cứu nước qua hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Bài làm Cuộc kháng chiến chống đế quôc Mĩ và xâm lược Pháp là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì. Văn ...
Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích hình ảnh con người Việt Nam thời chông Mĩ cứu nước qua hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Bài làm Cuộc kháng chiến chống đế quôc Mĩ và xâm lược Pháp là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì. Văn học thời kì này đã ghi lại những tấm gương chói ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của một thời ra ngõ gặp ạnh hùng. Hình ảnh con người Việt Nam thời chống Mĩ được thể hiện sâu sắc và nối ...
Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích hình ảnh con người Việt Nam thời chông Mĩ cứu nước qua hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Bài làm
Cuộc kháng chiến chống đế quôc Mĩ và xâm lược Pháp là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì. Văn học thời kì này đã ghi lại những tấm gương chói ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của một thời ra ngõ gặp ạnh hùng. Hình ảnh con người Việt Nam thời chống Mĩ được thể hiện sâu sắc và nối bật qua Những dứa con trong gia dinh (Nguyễn Thi) và Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).
Tên truyện là Những đứa con trong gia dinh nhưng thực ra tầm tư tưởng và phạm vi tác phẩm còn rộng hơn nhiều. Không gian trong câu chuyện gắn bó mật thiết với những sự kiện dồn dập trong một thời gian dài. Cả quá khứ lẫn hiện tại phản chiếu không khí đầy máu và nước mắt nhưng đầy hào hùng, kiêu hãnh của nhân dân miền Nam (Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời).
Quá khứ - tuổi thơ Việt hiện lên thật sinh động. Việt và chị Chiến đã có một tuổi thơ với những việc như câu cá, bắt ếch, bắt chim., đầy thú vị. Việt là con trai nên hiếu thắng, thích giành phần hơn để lấy thành tích. Hoàn cảnh gia đình hai chị em Việt và Chiến cũng có những nồi đau riêng: Cha bị Tây bắn chết hồi chín năm, mẹ mới bị dạn dại bác giết hồi năm ngoài, ở nhà còn thằng em nhỏ đang ở với chú, còn người chị thứ hai thì lấy chồng xa... Việt sợ mất chị Chiến nên luôn giừ “bí mật”: Việt giấu chị như giấu của riêng vậy. Cậu ta sợ mất chị mà!
Việt đi tòng quân chỉ có một cái võng, một bộ quân phục và cái ná thun. Chính điều này đã làm nên nét đẹp rất riêng của nhân vật mà Nguyễn Thi đã khắc hoạ; yêu nước sâu sắc nhưng rất đỗi hồn nhiên. Dòng cảm xúc, hồi ức của Việt chập chờn, đứt, nói... Cảnh hiện tại là Việt đang bị thương, lạc đơn vị đã ba ngày. Giữa chiến trường ngổn ngang xe bọc thép, vỏ đạn, xác Mĩ tanh, lạnh, những tấm tăng cháy dở còn nóng hổi, những thùng dạn ngập trong đất... Việt đi đánh xe ở tuốt đằng kia, xa. lắm, thủ pháo dã bỏ vào thùng nó, chắc nó cháy rồi... Việt chộp lấy súng lên đạn. Cả mười ngón tay không ngón nào còn lên nổi. Việt ghé răng giật mạnh cơ bẩm. Một viên đạn lên nòng... Việt đã là chiến sĩ dũng cảm, giàu nghị lực căm thù giặc sâu sắc, lập công. Việt chiến đấu bằng tất cả sức mạnh thể chất, tinh thần vì lòng yêu thương và căm thù đã dồn nén từ tuổi ấu thơ. Hình ảnh Việt trong chóp lửa đạn bom của kẻ thù thật rạng rỡ và cao đẹp. Đó là cái chất dữ dội của ngòi bút Nguyễn Thi. Tuy bị thương, gần kiệt sức nhưng chất út Tịch ở Việt vẫn còn dữ dội lắm. Việt sẵn sàng nhả đạn vào kẻ thù nhưng cũng ở nhân vật này,
Nguyễn Thi thật tinh tế khi khắc hoạ tính cách nhân vật Việt. Việt dũng cảm là thế, Việt không sợ chết nhưng Việt lại sợ ma! Gặp anh Tánh, Việt mừng quá bật khóc đó, khóc rồi lại cười đó. Trong kí ức, trong tình cảm của Việt, hình ảnh chị Chiến thật đẹp đẽ, sinh động lạ thường. Chị Chiến hơn Việt hai tuổi, là người chị kiên trì, chịu khó, luôn luôn nhường nhịn em những thành tích. “Vết đạn bắn thằng Mĩ trên sông Định Thủy chị cũng nhường”. Nhưng chị Chiến đã giành Việt đi tòng quân trước. Cảnh hai chị em Việt - Chiến trong đêm mít tinh để ghi tên thanh niên tòng quân thật cao đẹp và cảm động. Chú Năm đã xin trên cứ ghi tên cho cả hai lên đường nhập ngũ. Nguyễn Thi đã khai thác triệt đế tâm lí, tính cách nhân vật. Chị Chiến đảm đang tháo vát, y hệt như má... Đoạn văn Chiến dặn em, dặn mình trước ngày lên đường thế hiện rõ bản lĩnh kiên cường, dũng cảm, anh hùng của cả hai chị em Việt - Chiến. Và đó cũng chính là vẻ đẹp chung của tuổi trẻ miền Nam, Việt Nam anh hùng.
Chủ Năm nói mầy với tao đi kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng, học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu...
Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chi có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à! Câu nói của Chiến sắc mạnh, đanh lại như một lời thề quyết tử thiêng liêng. Ta liên tưởng sang câu nói nổi tiếng của chị Ưt Tịch: Còn cái lai quần củng đánh. Đúng là các nhân vật của Nguyền Thi ít nhiều đều có chất út Tịch: dũng cảm, yêu nước, khao khát chiến đấu để trả thù nhà, đền nợ nước. Những đưa con trong gia đình có cá tính rất riêng, rất rõ ràng nhưng giữa họ cũng có những nét chung. Họ đều mang trong mình dòng máu nóng của cha ông, đều yêu nước thiết tha, cháy bỏng, đều có khát vọng chiến đâu, lập công, gắn bó trung thành vô hạn với cách mạng. Có lí tưởng sông cao đẹp; yêu thương đồng đội, ân nghĩa, thủy chúng... Họ tiêu biểu cho vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là những điển hình sáng chói của tuổi trẻ Việt Nam yêu nước, anh hùng, dũng cảm, ngoan cường. Chính họ đã góp phần làm nên chiến thắng vang dội của dân tộc. Những đứa con trong gia đình đã ghi tiếp những trang sử chói ngời cho truyền thông gia'đình, quê hương trăm quý ngàn yêu!
Đến với Rừng xà nu của Nguyền Trung Thành ta như lạc vào giừa bạt ngàn của rừng xà nu nôi tiếp nhau chạy đến chân trời. Nhưng lòng ta chợt quặn thắt khi bắt gặp cảnh cả rưng xà nu hùng vạn cây không có cây nào không bị thương. Ân tượng đế lại đậm nét trong lòng chúng ta là sức sống bất diệt, sức sông kì diệu của cây xà nu, rừng xà nu: Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mủi tên, lao thẳng lên bầu trời... đạn đại bác không giết nổi chúng; những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng... cứ thế, hai ba năm nay, rừng xà nu ườn tâm ngực lớn của mình ra che chở cho làng.
Hình ảnh cây xà nu và rừng xà nu có tác dụng tạo nền cho câu chuyện. Bằng những hình tượng có giá trị tạo hình, có ý nghĩa tượng trưng và bằng thủ pháp nhân hóa độc đáo, đặc sắc, tác giả đã giúp ta hiểu thêm quan hệ gần gũi, gắn bó, ân tình, thủy chung cùa thiên nhiên Tây Nguyên và con người Tây Nguyên. Cây xà nu kết tinh những đặc trưng, bản sắc Tây Nguyên: giàu sức sông, quyết liệt, phi thường đó cũng là vẻ đẹp của con người Tây Nguyên bất khuất, ngoan cường.
Hình ảnh con người Việt Nam yêu nước được thế hiện cụ thể, chân thực, sinh động và điển hình ở các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng, Tnú. Mồi nhân vật dưới ngòi bút tài hoa của Nguyền Trung Thành đều để lại trong lòng người đọc những ấn tượng và tình cảm sâu sắc, đặc biệt là cụ Mết, một già làng, là thủ lĩnh tinh thần của dân làng Xô Man.
Ong cụ vẫn quắc thước như xưa, râu dài tới ngực, mắt sáng và xếch ngược. Ong ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn. Lời nói chắc nịch, dứt khoát, là đại diện của quần chúng, là cái gạch nối giữa Đảng và đồng bào dân tộc. Cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn. Câu nói ngắn gọn, chắc nịch thế hiện một tình yêu nước, một niềm tin, một bản lĩnh. Cụ Mết là biểu tượng của lòng yêu nước, trung thành vô hạn với cách mạng, dũng cảm, quyết liệt. Dưới sự chỉ huy cua cụ, dân làng Xô Man đã nhất tề đứng lên cầm vũ khí tiêu diệt kẻ thù, trả thù cho Mai, cho anh Quyết. Cụ Mết chống giáo xuống sàn nhà, tiếng nói vang vang: Thể là bắt dầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người dàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây vụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông! Đốt lửa lên!. Bằng những hành động quả cảm; bằng vũ khí thô sơ, cụ Mết đã bắt kẻ thù phải đền tội, không thể để cho kẻ thù hành hạ Tnú. (Thằng Dục sai lính tẩm dầu xà nu đốt mười ngón tay Tnú để uy hiếp dân làng) Nhưng kẻ thù đã lầm! Tây Nguyên vốn bất khuất, Tây Nguyên của Dam Săn, Xing Nhã đã vùng lên dữ dội, quyết liệt đế bảo vệ phẩm giá, lẽ sống của con người. Tiếng cụ Mết ồ ồ: Chém! Chàm hết!. Cụ Mết đã đứng dậy, lưỡi mác dài trong tay, thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết cùng với xác của mười con ác thú: Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lứa đỏ. Hình ảnh Mai hiện lên trong tác phẩm là hình ảnh đẹp: dịu hiền, kiên trung, dũng cảm và đầy nghị lực; Mai đã chịu đựng những trận đòn roi sắt và chấp nhận hi sinh thầm lặng để lại một nỗi đau nhức nhối cho Tnủ và dân làng Xô Man. Chính nỗi đau này đã khiến Tnú lên đường chiến đấu quyết trả thù cho Mai, con trai và dân làng.
Cho dù mỗi ngón tay anh chỉ còn hai đốt, Tnú là hình tượng kết tinh nhiều vẻ đẹp của con người Tây Nguyên: dũng cảm, mưu trí, sáng tạo. Đời
Tnú khổ nhưng bụng Tnú sạch như nước suôi làng ta, từ bé Tnú đã là liên lạc giỏi, Tnú hay quên chữ nhưng đi đường núi, thì đầu nó sáng lạ lùng. Tnú bị giặc bắt, tra tấn dã man. Anh vượt ngục trở về làng cùng dân làng chuẩn bị chiến đấu. Kẻ thù nham hiểm đã bắt Mai và con trai của Tnú, dùng cây sắt đập vào Mai. Tnú biết vượt lên trên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân. Đoạn văn thề hiện rõ những phẩm chất đẹp đẽ của Tnú: kièn định, chịu đựng bằng nghị lực phi thường: Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không gì đượm bằng nhựa xà nu. Lứa bắt rất nhanh. Mười dầu ngón tay dã thành mười ngọn đuốc...
Tnú nhám mắt lại, rồi mở mắt ra trừng trừng: Trời oi! Cha Mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lứa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh dã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lẽn. Anh Quyểt nói “Người cộng sàn không thèm kêu van..." Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột dây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú khóĩig kêu! Không!. Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã viết về đồng bào Tây Nguyên những trang văn thật độc đáo và hào hùng cách mạng. Đó cũng chính là vẻ đẹp chung của dán tộc Việt Nam anh hùng.
Đến với Rừng xà nu, người đọc không thề quên hình ảnh cô gái gan góc, dũng cảm không kém gì Tnú, đó là Dit (em ruột của Mai). Dit làm liên lạc bị địch bắt, chúng để con bé dửng giữa sân, lên đạn tôm-xông rồi từ từ bắn từng viên một, không bắn trúng, đạn sượt qua tai, sém tóc, cày đât quanh hai chân nhỏ của Dit. Váy nó sượt từng mảng. Nó khóc thét lên nhưng rồi đến viễn thứ mười nó chùi nước mắt, từ đó im bặt... đôi mắt nó vẫn bình thản... Một bản lĩnh phi thường, Nguyền Trung Thành đã khắc hoạ được một vẻ đẹp độc đáo, rất riêng cho nhân vật. vẻ đẹp của bản lĩnh, của nghị lực, của niềm tin tạo nên một sức sông mãnh liệt, phi thường và đã “bất tử hóa” nhân vật. Dit trở thành người mẫu lí tưởng của đồng bào Tâv Nguyên. Cô lãnh đạo được quần chúng tin cậy vì cô bình tĩnh, giàu tình cảm mà có tính nguyên tắc...
Cả Tnú và Dit đều tượng trưng cho lực lượng chủ chốt của cuộc đấu tranh, là sự tiếp nối tự giác và quyết liệt. Bé Heng là hình ảnh tươi trẻ, sông và là người đáng tin tưởng ở tương lai, là thê hệ xà nu con tiếp bước cha anh đánh giặc bảo vệ bản làng, quê hương.
Rừng xà nu thể hiện vẻ đẹD của con người Tây Nguyên nói riêng và cũng chính là vẻ đẹp của con người Việt Nam yêu nước, căm thù, dũng cảm, ngoan cường. Kẻ thù có thể hung bạo và tàn ác đến đâu cũng không thể dập tắt được ý chí, niềm tin, sức sông bất diệt cùa con người Tây Nguyên đồng thơi cũng chính là sức mạnh Việt Nam.
Cám ơn các nhà văn đã làm sống lại một thời không thể nào quên, một thời đại hào hùng nhất của đất nước Việt Nam.