23/04/2018, 23:18

Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (ngắn gọn) - Vũ Khoan

Câu 1 :Tác giả viết bài này vào thời điểm chuyển tiếp giữa hai thế kỉ (thế kỉ XX – XXI) cũng là thời điểm chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ (thiên niên kỉ thứ hai chuyển sang thiên niên kỉ thứ ba). Bài viết đã nêu việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới của thế hệ trẻ Việt Nam ...

Câu 1:Tác giả viết bài này vào thời điểm chuyển tiếp giữa hai thế kỉ (thế kỉ XX – XXI) cũng là thời điểm chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ (thiên niên kỉ thứ hai chuyển sang thiên niên kỉ thứ ba). Bài viết đã nêu việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới của thế hệ trẻ Việt Nam trước ba nhiệm vụ lớn lao của đất nước. Việc chuẩn bị hành trang, nhận ra cái mạnh, cái yếu của mình để phát huy và khắc phục có ý nghĩa thời sự, nhưng cũng có ý nghĩa lâu dài trên con đường nước ta hội nhập với thế giới và muốn sánh vai cùng các cường quốc.

Câu 2: Tác giả trình bày bài viết theo trình tự lập luận sau:

- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.

- Bối cảnh thế giới và nhiệm vụ của đất nước ta.

- Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.

- Nhiệm vụ cả thế hệ trẻ khi bước vào thế kỉ mới.

Câu 3: Tác giả cho rằng việc chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.

Câu 4: Tác giả chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam.

- Những điểm mạnh là:

+ sự thông minh, nhạy bén với cái mới;

+ sự cần cù, sáng tạo;

+ tính cộng đồng đoàn kết.

- Những điểm yếu là:

+ kiến thức có chỗ hổng, yếu về thực hành;

+ thiếu sự tỉ mỉ, thiếu kế hoạch, chưa có thói quen tôn trọng quy trình công nghệ;

+ chưa quen cường độ khẩn trương;

+ còn đố kị, sống theo thứ bậc, coi thường kinh doanh, khôn vặt, sùng ngoại, chưa coi trọng chữ tín,…

Câu 5:

- Tác giả nêu lên những mặt mạnh của người Việt Nam. Nhận thức được mặt mạnh để tin tưởng, phát huy nó trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và trong lao động xây dựng là cần thiết.

- Điểm mới của tác giả là tập trung chỉ ra và phân tích những điểm yếu kém của người Việt Nam. Chỉ ra mặt mạnh để phát huy và điểm yếu kém để khắc phục là một việc làm cần thiết.

- Thái độ của tác giả là một thái độ tôn trọng sự thật khách quan, quan tâm đến việc nhận thức toàn diện, không tự mãn nhưng cũng không tự ti, giúp thế hệ trẻ  vững tin bước vào thế kỉ mới.

 Zaidap.com

Câu 6: Trong văn bản, tác giả đã sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ để  diễn đạt làm cho cách nói cô đọng, có hình ảnh, đồng thời gần gũi với những cách nghĩ, cách cảm của chúng ta. 

0