Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp) (ngắn gọn)
Câu 1: Phần in đậm “Hàm răng ... nảy lửa” nói về hành động dượng Hương Thư, còn chữ “ta” in đậm nói về người viết, người cảm nhận. Câu 2: Lỗi sai về quan hệ ngữ nghĩa : cách sắp xếp dễ gây hiểu lầm rẳng “Hàm ...
Câu 1:
Phần in đậm “Hàm răng ... nảy lửa” nói về hành động dượng Hương Thư, còn chữ “ta” in đậm nói về người viết, người cảm nhận.
Câu 2:
Lỗi sai về quan hệ ngữ nghĩa : cách sắp xếp dễ gây hiểu lầm rẳng “Hàm răng ... nảy lửa” là hành động của chủ ngữ “ta”.
Chữa : Ta thấy nhân vật dượng Hương Thư hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì chặt trên ngọn sào ...
Luyện tập
Câu 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ :
a. Năm 1945, cầu / được đổi tên thành cầu Long Biên.
b. Cứ mỗi lần ngẩng lên nhìn bầu trời Hà Nội trong xanh, lòng tôi / lại nhớ ...
c. tôi / cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng ...
Câu 2: Thêm chủ ngữ và vị ngữ :
a. Mỗi khi tan trường, cô giáo luôn chào chúng tôi bằng nụ cười hiền từ.
b. Ngoài cánh đồng, những bông lúa thi nhau vàng ruộm.
c. Giữa cánh đồng lúa chín, các loài chim hót vang.
d. Khi chiếc ô tô về đến đầu làng, lũ trẻ chạy ùa đến.
Câu 3:
Cả ba câu a, b, c đều sai ở lỗi thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ. Chữa lại :
a. Giữa hồ, ... cổ kính, hai chiếc thuyền đang dạo.
b. Trải qua ... anh hùng, truyền thống yêu nước vẫn được kế thừa.
c. Nhằm ghi lại ... ác liệt, nhà văn đã viết nên thiên truyện “Cây cầu xưa”.
Câu 4:
Câu | Lỗi sai | Chữa lại |
a. | Cây cầu không thể bóp còi rộn vang... | Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông ; tiếng còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh. |
b. | Trạng ngữ vừa đi học về không phù hợp với mẹ | Vừa đi học về, Thúy đã được mẹ sai sang đón em. … |
c. | Tuấn gọi em nhưng em mới là người được bạn ấy cho một cây bút mới |
Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và em được bạn ấy cho một cây bút mới. |
giaibaitap.me