Soạn bài: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm Câu 1 + 2 : Tìm hiểu những đoạn văn trong SGK và cho biết việc nêu luận điểm mắc lỗi gì? Sau đó sửa lại. a. Luận điểm của đoạn văn bị lặp ý: lặp từ ngữ ở câu 1, 3 và 4 đều nói về sự vắng vẻ của bài thơ " Thu Điếu " thay vì ...
I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm
Câu 1 + 2: Tìm hiểu những đoạn văn trong SGK và cho biết việc nêu luận điểm mắc lỗi gì? Sau đó sửa lại.
a. Luận điểm của đoạn văn bị lặp ý: lặp từ ngữ ở câu 1, 3 và 4 đều nói về sự vắng vẻ của bài thơ "Thu Điếu" thay vì chỉ cần nêu luận điểm ở câu đầu.
- Sửa: Cảnh vật ... tẻo teo, cảnh vật dường như ngưng đọng lại. Phải là một người rất yêu quê hương đất nước, Bắc Bộ, tác giả mới có thể miêu tả cảm xúc chân thật đến thế.
b. Lặp ý ở câu (1) và (3) vì ở 2 câu này đều xoay quanh việc "món nợ công danh" của người làm trai.
- Sửa: .... kẻ tầm thường, theo ông, người làm trai phải tự thẹn với chính mình, phải luôn luôn cố gắng và cống hiến hết mình cho đất nước, cho tổ quốc.
c. Luận điểm nêu ra ở câu đầu không phù hợp với các ý ở những câu sau.
- Sửa: Văn học dân gian là thành quả đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta từ xưa đến nay.
II. Lỗi sai luận cứ
Câu 1+2:
a. Xanh bát ngát --> sâu chót vót
- Sửa: Nắng xuống trời lên sâu chót vót
- Khi "nắng xuống, trời lên thì bầu trời, lòng sông mở ra vừa cao, vừa sâu đến vô tận".
b. Luận cứ thiếu chính xác: "Đất nước sau hai thế kỉ .... thắng lợi hoàn toàn".
- Luận cứ thiếu toàn diện vì chỉ nêu dẫn chứng về Hai Bà Trưng.
Cần bổ sung cho phù hợp luận điểm: "Dân tộc ta anh hùng hào kiệt thời nào cũng có"
c. Luận cứ thiếu tính hệ thống, logic. Luận cứ không phù hợp với luận điểm: "Ải Chi Lăng .... Cửa biển Bạch Đằng".
- Các địa danh này không phải là "tên tuổi".
III. Lỗi về cách thức lập luận
Câu 1:
a. Trình bày luận cứ thiếu logic, lộn xộn. Hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm chính: "vẻ đẹp và số phận... ".
b. Lỗi về phương pháp lập luận: luận cứ không phù hợp với luận điểm.
Các luận cứ đều nói về cái đói và những nhân vật gắn với cái đói nhưng luận điểm nêu ra lại là: "Nam Cao viết về nông thôn". Bởi vậy chỉ cần sửa lại luận điểm là: "Nam Cao viết nhiều về vấn đề miếng cơm manh áo".
c. Luận điểm không rõ ràng: Phần gợi mở mơ hồ, không ăn nhập với phần sau. Luận cứ không phù hợp phạm vi đề tài: "nỗi sầu .... của Đỗ Phủ"
Các bài soạn văn lớp 12