Soạn bài: Chơi chữ trang 163 Văn 7 – Văn 7...
Chơi chữ – Soạn bài: Chơi chữ trang 163 SGK Ngữ văn 7. Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước…vv, làm câu văn hấp dẫn và thú vị. THẾ NÀO LÀ CHƠI CHỮ? Gợi ý trả lời câu hỏi 1. Trong bài ca dao này có 3 từ lợi: Từ “lợi” đầu ...
THẾ NÀO LÀ CHƠI CHỮ?
Gợi ý trả lời câu hỏi
1. Trong bài ca dao này có 3 từ lợi: Từ “lợi” đầu có nghĩa là thuận lợi, thuận lộc Trong câu cuối, “lợi” thì “có lợi” mới nghe ta có thể nghĩ rằng lợi ở đây được dùng đúng theo chiều hướng là mong muốn, nhưng đọc đến vế sau: “nhưng răng không còn” ta mới biết là từ “lợi” ở câu cuối bài đã chuyển sang nghĩa khác.
2. Việc vận dụng từ “lợỉ” ở cuôì bài là đùng từ đồng âm theo nghệ thuật đánh tráo ngữ nghĩa ý của thầy bói là bà đă già lắm rồi tính chuyện chồng con mà làm gì nữa.
3. Cách vận dụng như thế gây cảm giác bất ngờ thú vị. Câu trả lời của thầy bói tuy đượm chút hài hước nhưng không cay độc.
Ghi nhớ: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước…vv, làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
CÁC LỐI CHƠI CHỮ
Gợi ý trả lời câu hỏi
Ngoài lối chơi chữ đã dẫn còn những lối chơi chữ khác:
(1) Dùng lối nói trại âm
(2) Dùng cách điệp âm
(3) Dùng lối nói lái
(4)Dùng từ ngữ đồng âm và từ trái nghĩa
Ghi nhớ:
Người ta dùng các lối chơi chữ như:
1. Dùng từ ngữ đồng âm;
2. Dùng lối nói trại âm;
3. Dùng cách điệp âm;
4. Dùng lối nói lái;
5. Dùng từ ngữ trái nghĩa.
Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn tha, đặc biệt là văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố.v.v…