12/01/2018, 18:02

Soạn bài: Chí khí anh hùng - Truyện Kiều trang 112 SGK Ngữ văn 10

Soạn bài: Chí khí anh hùng - Truyện Kiều trang 112 SGK Ngữ văn 10 Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa các cụm từ “lòng bốn phương” và “mặt phi thường”. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải. ...

Soạn bài: Chí khí anh hùng - Truyện Kiều trang 112 SGK Ngữ văn 10

Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa các cụm từ “lòng bốn phương” và “mặt phi thường”. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Vị trí của đoạn trích

Kiều bị lừa và rơi vào lầu xanh lần thứ hai, cuộc đời nàng hầu như bế tắc hoàn toàn thì đột nhiên Từ Hải xuất hiện đưa Kiều thoát khỏi cảnh ô nhục. Hai người rất tâm đầu ý hợp, sống hạnh phúc. Nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên cạnh nàng Kiều tài sắc, chàng muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa năm “Hương lửa đang nồng” đã từ biệt Kiều ra đi. Đoạn trích này cho thấy chí khí của Từ Hải.

2. Bố cục: Đoạn trích gồm 18 câu được chia làm ba phần:

- 4 câu đầu: Cuộc chia tay sau nửa năm chung sống.

- 12 câu tiếp: Cuộc đối thoại giữa Kiều và Từ Hải - thể hiện tính cách anh hùng của Từ Hải.

- Hai câu cuối: Hình ảnh ra đi của người anh hùng.

3. Chủ đề

Đoạn trích là ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng Từ Hải với dáng dấp tráng chí của một bậc đại trượng phu anh hùng cái thế, một tráng sĩ anh hùng tung hoành trong thiên hạ, vừa có chí khí phi thường vừa có tâm hồn khoáng đạt. Đồng thời đoạn trích còn thể hiện ngòi bút đầy sáng tạo của Nguyễn Du khi xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải với bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau.

4. Nội dung chính

Chí khí anh hùng là đoạn trích nói về Từ Hải - một “anh hùng cái thế”, nhân vật thể hiện giấc mơ công lí của Nguyễn Du. Đoạn trích khắc hoạ hình ảnh Từ Hải với tính cách anh hùng, chí khí phi thường, khát vọng tự do mãnh liệt.

Từ ngoại hình lời nói, đến hành động, tính cách và ngay cả cách tỏ tình của Từ Hải đều toát lên phẩm chất người anh hùng lí tưởng. Tâm thế Từ Hải luôn thuộc về “bốn phương”, chàng là người của ‘Trời bể mênh mông' và sẵn sàng vào tư thế “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”.

Mọi việc đến nhanh, dồn dập và dứt khoát. Khẩu khí, lời nói của Từ Hải khi từ biệt Kiều thể hiện rõ là của một bậc trượng phu chí lớn, đàng hoàng, đĩnh đạc, có hào khí.

Đoạn trích so với Kim Vân Kiều truyện là hoàn toàn sáng tạo, ngôn ngữ điêu luyện, hình ảnh gợi tả, gợi cảm lớn, giọng điệu đầy hào sảng... tất cả bộc lộ khuynh hướng lí tưởng hoá trong việc xây dựng nhân vật Từ Hải.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa các cụm từ “lòng bốn phương” và “mặt phi thường”. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.

a. “Lòng bốn phương” là cụm từ có sức gợi tả và gợi cảm lớn. Từ Hải nghe tiếng gọi của bốn phương dậy lên trong lòng trượng phu chí lớn. Bốn phương ở đây có ý nghĩa chỉ thiên hạ, thế giới “Lòng bốn phương” đồng nghĩa với “Chí tang bồng”, “Chí làm trai”... Hai câu ba và bốn mở ra không gian “bốn phương” rộng lớn: ‘Trời bể mênh mang”, “Lên đường thẳng dong” không gian có sức biểu đạt “chí khí anh hùng”. So với hiện thực xã hội phong kiến, Từ Hải là một con người “quá kích cỡ”, vì thế hình ảnh Từ Hải phải được đặt trong không gian vũ trụ, trời đất.

b. phi thường là cụm từ chỉ phẩm chất xuất chúng, hơn người. Điều đó

không chỉ đơn giản thể hiện một cách cụ thể ở dung mạo bên ngoài (Râu hùm hàm én, mày ngài / Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao) mà quan trọng hơn là toàn bộ phẩm chất, tính cách cũng như cuộc đời, sự nghiệp của con người xuất chúng (trong trường hợp này “mặt phi thường” đồng nghĩa với “người phi thường”, “đời phi thường”, “sự nghiệp phi thường”...).

c. Hai cụm từ: “lòng bốn phương” và “mặt phi thường” và có ý nghĩa chí khái niệm đồng thời cũng chính là hình tượng văn học. Chúng có quan hệ tương hỗ để làm nổi bật quan niệm về người anh hùnc của Nguyễn Du: những người anh hùng là những người xuất chúng, phi thường, phi phàm, mang tầm vóc vũ trụ chứ không phải người thường. Điều đó thể hiện rõ qua việc sử dụng các yếu tố của thi pháp tả người anh hùng là gắn với các hình tượng thiên nhiên, không gian vũ trụ.

d. Trong đoạn trích, Nguyễn Du sử dụng rất nhiều từ ngữ biểu thị thái độ trân trọng, kính phục Từ Hải:

- Từ ngữ có sắc thái tôn xưng như: “trượng phu”, “lòng bốn phương”, “mặt phi thường”...

- Từ ngữ chỉ hình ảnh kì vĩ, lớn lao: “mười vạn rinh binh”, “bóng tinh rợp đường”, “gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”...

- Từ ngữ diễn tả hành động dứt khoát: “thoắt đã động”, “/ểrt đường thẳng dong”, “quyết lời dứt áo ra đi”...

Miêu tả Từ Hải với thái độ ngưởng mộ, trân trọng và ngợi ca, Nguyễn Du đã dồn tất cả vẻ đẹp của người anh hùng lí tưởng, giấc mơ của nhân dân vào trong hình tượng này.

Câu 2.Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lòi nói với Thúy Kiều như thế nào?

Lí tưởng anh hùng của Từ Hải được Nguyễn Du khai thác tinh tế qua cảnh tiễn biệt với Thuý Kiểu, đặc biệt qua những lời nói với nàng.

a. Khác với cảnh tiễn biệt giữa Kiều với Kim Trọng và Kiều với Thúc Sinh, đây là cảnh tiễn biệt của Kiều với một trượng phu chí lớn. Chí khí, lòng quyết tâm của Từ Hải là không gì lay chuyển. Quan niệm về người anh hùng theo Từ Hải là phải lạo dựng sự nghiệp lớn để thực hiện giấc mơ công lí. Vì thế sau hơn nửa năm gắn bó, khát vọng ấy đã thôi thúc trái tim chàng, chàng ý thức được đã đến lúc phải lên đường. Vì vậy việc ra đi của Từ Hải là công việc tất yếu, quan trọng hàng đầu.

Miêu tả một cách ước lệ, để Từ Hải lên ngựa và “lên đường thẳng dong'” rồi Nguyễn Du mới nói đến lời tiễn biệt của Kiều chính là vì muốn tôn vinh Từ Hải như một nhân vật anh hùng nổi bật.

b. Trong lời nói với Kiều, Từ Hải đã bộc lộ lí tưởng, tính cách anh hùng như thế nào?

- Coi Kiều khác hẳn với những người vợ “nữ nhi thường tình” mà là ‘Tâm phúc tương tri” của mình (người hiểu biết lòng dạ mình một cách sâu sắc)

- Khẩu khí lời nói của Từ Hải rõ là của bậc trượng phu chí lớn, đàng hoàng, đĩnh đạc, có hào khí. Khẩu khí ấy một phần được tạo nên bởi các hình ảnh phi thường, hào hùng: “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”, “bốn bể không nhà”.

Lời của Từ Hải nói với Kiều không chỉ là lời của người yêu với người yêu, của người chồng với người vợ mà hơn hết đó là lời của một trang anh hùng với người “tóm phúc tương tri”. Qua lời Từ ta thấy hiên lên tính cách, phẩm chất, chí khí và khát vọng của một tranh anh hùng hảo hán. 

 

Câu 3: Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả (hiện thực hay lí tưởng hoá) người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. Đây có phải là cách tả phổ biến của ván học trung đại không?

Từ Hải là nhân vật lí tưởng. Nguyễn Du đã dựng chân dung Từ Hải với cảm hứng ngợi ca bởi Từ chính là giấc mơ công lí của tác giả. Vì vậy miêu tả theo bút pháp hiện thực sẽ không làm nổi bật được điều đó mà phải miêu tả theo bút pháp ước lệ, lí tưởng hoá.

a. Nhà thơ đã khắc hoạ những hình ảnh phóng túng, oai hùng, con người “thanh gươm yên ngựa”, “tưởng như che cả trời đất” (Hoài Thanh). Đoạn thơ khép lại bằng cách mở ra hình ảnh cánh chim bằng lướt gió tung mây “G/ớ mây bằng đã đến kì dặm khơi”

b. Nhà thơ sử dụng hộ thống từ ngữ chỉ bậc “trượng phu": thoắt, quyết, dứt (áo), lòng bốn phương, thẳng dong, dậy đất, rợp đường, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi...

c. Ngôn ngữ đối thoại cùng với những biện pháp miêu tả có tính nhân xưng, ước lệ cũng góp phần làm cho khuynh hướng lí tưởng hoá trong ngòi bút Nguyễn Du thêm phần nổi bật. Hình ảnh Từ Hải được hiện lên với vẻ đẹp của sự phi thường.

Anh hùng, tráng sĩ là mẫu nhân vật lí tưởng truyền thống của văn học trung đại. Hình tượng Từ Hải của Nguyễn Du vừa nằm trong hệ thống thi pháp tả người anh hùng của văn học trung đại đồng thời có những nét riêng biệt, độc đáo, đặc biệt là Nguyễn Du đã khéo léo lồng những phẩm chất rất anh hùng ở Từ Hải vào trong những phẩm chất rất nhiều khiến cho nhân vật anh hùng nhưng không cách biệt với đời thường.

 



0