Soạn bài Chí khí anh hùng - Nguyễn Du
Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa các cụm từ “lòng bốn phương” và “mặt phi thường”. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải. - “Lòng bốn phương”: “Bốn phương” (nam, bắc, đông, tây) có nghĩa là thiên hạ, ...
Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa các cụm từ “lòng bốn phương” và “mặt phi thường”. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.
- “Lòng bốn phương”: “Bốn phương” (nam, bắc, đông, tây) có nghĩa là thiên hạ, thế giới. Theo Kinh Lễ, xưa sinh con trai, người ta làm cái cung bằng cây dâu, tên bằng cỏ bồng (nói tắt: tang bồng) bắn tên ra bốn phương tượng trưng cho mong muốn sau này người con trai làm nên sự nghiệp lớn. “Lòng bốn phương” – chí nguyện lập công (Nguyễn Công Trứ: “Chí làm trai nam bắc tây đông/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”). Hai câu ba và bốn mở ra không gian “bốn phương” rộng lớn: ‘Trời bể mênh mang”, “Lên đường thẳng dong” không gian có sức biểu đạt “chí khí anh hùng”. So với hiện thực xã hội phong kiến, Từ Hải là một con người “quá kích cỡ”, vì thế hình ảnh Từ Hải phải được đặt trong không gian vũ trụ, trời đất.
- “Phi thường”: không giống cái bình thường, tức là xuất chúng hơn người. Điều đó không chỉ đơn giản thể hiện một cách cụ thể ở dung mạo bên ngoài (Râu hùm hàm én, mày ngài / Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao) mà quan trọng hơn là toàn bộ phẩm chất, tính cách cũng như cuộc đời, sự nghiệp của con người xuất chúng (trong trường hợp này “mặt phi thường” đồng nghĩa với “người phi thường”, “đời phi thường”, “sự nghiệp phi thường”...). Đây cũng là những hình tượng văn học để cho thấy rõ những người anh hùng là những người có tầm vóc vũ trụ, họ xuất chúng phi phàm.
- Hai cụm từ: “lòng bốn phương” và “mặt phi thường” vừa có ý nghĩa chỉ khái niệm đồng thời cũng chính là hình tượng văn học. Chúng có quan hệ tương hỗ để làm nổi bật quan niệm về người anh hùnc của Nguyễn Du: những người anh hùng là những người xuất chúng, phi thường, phi phàm, mang tầm vóc vũ trụ chứ không phải người thường. Điều đó thể hiện rõ qua việc sử dụng các yếu tố của thi pháp tả người anh hùng là gắn với các hình tượng thiên nhiên, không gian vũ trụ.
- Trong đoạn trích, Nguyễn Du sử dụng rất nhiều từ ngữ biểu thị thái độ trân trọng, kính phục Từ Hải:
+ Từ ngữ có sắc thái tôn xưng như: “trượng phu”, “lòng bốn phương”, “mặt phi thường”...
+ Từ ngữ chỉ hình ảnh kì vĩ, lớn lao: “mười vạn rinh binh”, “bóng tinh rợp đường”, “gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”...
+ Từ ngữ diễn tả hành động dứt khoát: “thoắt đã động”, “lên đường thẳng dong”, “quyết lời dứt áo ra đi”...
Miêu tả Từ Hải với thái độ ngưởng mộ, trân trọng và ngợi ca, Nguyễn Du đã dồn tất cả vẻ đẹp của người anh hùng lí tưởng, giấc mơ của nhân dân vào trong hình tượng này.
Câu 2: Đoạn trích này bộc lộ khá rõ lí tưởng của người anh hùng Từ Hải. Ngoài những lời ngợi ca của Nguyễn Du, trong lời đối thoại với Kiều, Từ Hải cũng đã tự bộc lộ cái lí tưởng anh hùng của mình
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
….
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
Qua ngôn ngữ của Từ Hải, có thể nhận thấy, người anh hùng đã không hề quyến luyến, bịn rịn vì tình yêu mà quên lí tưởng cao cả. Thái độ và hành động của Từ Hải mạnh mẽ và quyết đoán, không chút do dự khi bị đặt vào tình thế phải lựa chọn giữa hạnh phúc riêng tư và lí tưởng. Từ Hải rất tự tin vào sự rạng rỡ của tương lai:
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng cây rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Và khẳng định sự thành công là tất yếu: “Chầy chăng là một năm sau vội gì”. Lời hẹn ước của Từ Hải ngắn gọn, dứt khoát và chắc nịch đúng với khí phách anh hùng của một vị tướng quân uy vũ.
Câu 3: Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả (hiện thực hay lí tưởng hoá) người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. Đây có phải là cách tả phổ biến của ván học trung đại không?
Từ Hải là nhân vật lí tưởng. Nguyễn Du đã dựng chân dung Từ Hải với cảm hứng ngợi ca bởi Từ chính là giấc mơ công lí của tác giả. Vì vậy miêu tả theo bút pháp hiện thực sẽ không làm nổi bật được điều đó mà phải miêu tả theo bút pháp ước lệ, lí tưởng hoá.
- Nhà thơ đã khắc hoạ những hình ảnh oai hùng, con người “thanh gươm yên ngựa”, “tưởng như che cả trời đất” (Hoài Thanh). Đoạn thơ khép lại bằng cách mở ra hình ảnh cánh chim bằng lướt gió tung mây “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”
- Nhà thơ sử dụng hộ thống từ ngữ chỉ bậc “trượng phu": thoắt, quyết, dứt (áo), lòng bốn phương, thẳng dong, dậy đất, rợp đường, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi...
- Ngôn ngữ đối thoại cùng với những biện pháp miêu tả có tính nhân xưng, ước lệ cũng góp phần làm cho khuynh hướng lí tưởng hoá trong ngòi bút Nguyễn Du thêm phần nổi bật. Hình ảnh Từ Hải được hiện lên với vẻ đẹp của sự phi thường.
Anh hùng, tráng sĩ là mẫu nhân vật lí tưởng truyền thống của văn học trung đại. Hình tượng Từ Hải của Nguyễn Du vừa nằm trong hệ thống thi pháp tả người anh hùng của văn học trung đại đồng thời có những nét riêng biệt, độc đáo, đặc biệt là Nguyễn Du đã khéo léo lồng những phẩm chất rất anh hùng ở Từ Hải vào trong những phẩm chất rất nhiều khiến cho nhân vật anh hùng nhưng không cách biệt với đời thường.
Zaidap.com