Soạn bài Chân, tay, tai, mắt, miệng (truyện ngụ ngôn)
I. Đọc – hiểu vă bản: Câu 1: Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng? Chân, Tay, Tai, Mắt so bì tị nạnh với lão Miệng là bởi vì: họ làm việc mệt nhọc quanh năm còn lão Miệng chẳng làm việc gì cả, chỉ ngồi ăn không nên họ quyết định dừng làm để cho lão Miệng ...
I. Đọc – hiểu vă bản:
Câu 1: Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng?
Chân, Tay, Tai, Mắt so bì tị nạnh với lão Miệng là bởi vì: họ làm việc mệt nhọc quanh năm còn lão Miệng chẳng làm việc gì cả, chỉ ngồi ăn không nên họ quyết định dừng làm để cho lão Miệng không còn gì ăn nữa. Theo cách nhìn này, bốn nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt phải phục vụ cho Miệng còn Miệng thì hưởng thụ mà không phải làm gì.
Câu 2: Truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người:
- Ở đời, mỗi người có một vị trí, vai trò riêng trong cộng đồng. Tuy khác nhau về nhiệm vụ nhưng tất cả đều có mối liên hệ, gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Trong cộng đồng, quan hệ giữa các thành viên vừa bổ sung vừa hỗ trợ cho nhau nên không được ghen tị hay coi thường công sức của người khác. Nếu ghen tị có thể hại mình và cả tập thể.
II. LUYỆN TẬP:
Hãy nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên gọi truyện ngụ ngôn đã học:
*Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
*Một số truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo…
Zaidap.com