05/02/2018, 10:20

Soạn bài Cây tre Việt Nam lớp 6 ngắn gon

Hướng dẫn các bạn soạn bài Cây tre Việt Nam trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Cây tre có sức sống mãnh liệt, trường tồn Với mỗi con người Việt Nam chúng ta, có lẽ hình ảnh tre xanh có lẽ quá quen thuộc phải không nào các bạn. Cây tre đã giúp cho bà con ta rất nhiều từ ...

Hướng dẫn các bạn soạn bài Cây tre Việt Nam trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Cây tre có sức sống mãnh liệt, trường tồn Với mỗi con người Việt Nam chúng ta, có lẽ hình ảnh tre xanh có lẽ quá quen thuộc phải không nào các bạn. Cây tre đã giúp cho bà con ta rất nhiều từ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, cho đến trong sản xuất và hơn thế nữa là trong chiến tranh. Cây tre biểu tượng cho sự trưởng thành vững chãi. Và ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu tác phẩm Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép mới qua bài soạn Soạn bài Cây tre Việt Nam do Vforum biên soạn ngắn gọn và chi tiết nhất. Câu 1: Đọc bài văn Cây tre Việt Nam. 1. Nêu đại ý của bài vãn. 2. Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn. Trả lời: 1. Trong bài văn Cây tre Việt Nam, đại ý của bài muốn nói lên hình ảnh cây tre xanh là người bạn thân của nhân dân Việt Nam chúng ta. Hầu như tre gắn bó với con người khắp mọi nơi trong đời sống, sản xuất và kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Qua đó tác giả cũng muốn ví đất nước Việt Nam như những cây tre, có sức sống trẻ, có sự vươn lên, … 2. Bố cục của bài văn được chia làm 2 phần: - Phần 1: Từ đầu … “giữa trời cao của trúc, của tre” -> sự xuất hiện của tre có ở khắp mọi miền Tổ quốc, tre như người bạn thân của nhân dân, giúp trong sản xuất, sinh hoạt, chiến tranh. - Phần 2: còn lại -> Vẽ lên hình ảnh của tre trong thời đại mới, thời đại Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Và sự trường tồn vững chãi của tre. Câu 2: Để làm rõ ý “Cây tre bạn thân của nhân dân Việt Nam là người bạn thân của nông dân Việt Nam", bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. Em hãy: a. Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày. b. Nêu giá trị của các phép nhân hoá đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người. Trá lời: a. Cây tre vừa là người bạn thân của nhân dân và cũng là vũ khí, điều này được thể hiện qua các chi tiết: - Cây tre có mặt khắp …. bao bọc xóm làng. - Dưới bóng tre, từ lâu … văn hóa cổ truyền. - Tre là cánh tay của người … việc đồng áng. - Tre giữ làng, giữ nước … anh hùng chiến đấu. b. Việc sử dụng phép nhân hóa trong bài giúp cho chúng ta cảm nhận được sự gần gũi, thân thiết của cây tre, bên cạnh đó làm nổi bật được những phẩm chất quý giá của cây tre. Câu 3: Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hoá? Trả lời: Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung được những lợi ích mà cây tre sẽ góp phần phát triển đất nước trong thời đại Công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Cây tre sẽ luôn là người bạn thân thiết, người đồng hành của nhân dân Việt Nam. Cây tre còn mang biểu tượng cho sức sống trẻ, sự trường tồn, … Câu 4: Bài vãn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam? Trả lời:Qua bài văn Cây tre Việt Nam, tác giả đã mang đến hình ảnh cây tre có vẻ đẹp tuy giản dị, gần gũi nhưng những gì mà cây tre mang lại là vô cùng quý giá. Nó thể hiện được phẩm chất: sự trung thành, giản dị, tinh thần bất khuất, phát triển, … Bên cạnh đó, mượn hình ảnh cây tre này mà nhà văn Thép mới muốn ca ngợi tinh thần, phẩm chất của nhân dân Việt Nam, dù trong giai đoạn chiến tranh khó khăn, gian khổ nhưng không hề bị khuất phục, mà luôn mạnh mẽ. Tác giả Thép mới đã thực sự mang hết những vẻ đẹp, phẩm chất tinh túy nhất của cây tre trong tác phẩm Cây tre Việt Nam. Và ông hi vọng vào những thế hệ mai sau sẽ biết cách phát triển giống như cái cách mà cây tre trưởng thành vậy. Hi vọng qua bài Soạn bài Cây tre Việt Nam, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt. Xem thêm: Soạn bài Các thành phần chính của câu lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Cây tre Việt Nam trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản


Cây tre có sức sống mãnh liệt, trường tồn

Với mỗi con người Việt Nam chúng ta, có lẽ hình ảnh tre xanh có lẽ quá quen thuộc phải không nào các bạn. Cây tre đã giúp cho bà con ta rất nhiều từ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, cho đến trong sản xuất và hơn thế nữa là trong chiến tranh. Cây tre biểu tượng cho sự trưởng thành vững chãi. Và ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu tác phẩm Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép mới qua bài soạn Soạn bài Cây tre Việt Nam do Vforum biên soạn ngắn gọn và chi tiết nhất.

Câu 1: Đọc bài văn Cây tre Việt Nam.
1. Nêu đại ý của bài vãn.
2. Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn.
Trả lời:
1. Trong bài văn Cây tre Việt Nam, đại ý của bài muốn nói lên hình ảnh cây tre xanh là người bạn thân của nhân dân Việt Nam chúng ta. Hầu như tre gắn bó với con người khắp mọi nơi trong đời sống, sản xuất và kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Qua đó tác giả cũng muốn ví đất nước Việt Nam như những cây tre, có sức sống trẻ, có sự vươn lên, …
2. Bố cục của bài văn được chia làm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu … “giữa trời cao của trúc, của tre” -> sự xuất hiện của tre có ở khắp mọi miền Tổ quốc, tre như người bạn thân của nhân dân, giúp trong sản xuất, sinh hoạt, chiến tranh.
- Phần 2: còn lại -> Vẽ lên hình ảnh của tre trong thời đại mới, thời đại Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Và sự trường tồn vững chãi của tre.

Câu 2: Để làm rõ ý “Cây tre bạn thân của nhân dân Việt Nam là người bạn thân của nông dân Việt Nam", bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. Em hãy:
a. Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.
b. Nêu giá trị của các phép nhân hoá đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.
Trá lời:
a. Cây tre vừa là người bạn thân của nhân dân và cũng là vũ khí, điều này được thể hiện qua các chi tiết:
- Cây tre có mặt khắp …. bao bọc xóm làng.
- Dưới bóng tre, từ lâu … văn hóa cổ truyền.
- Tre là cánh tay của người … việc đồng áng.
- Tre giữ làng, giữ nước … anh hùng chiến đấu.
b. Việc sử dụng phép nhân hóa trong bài giúp cho chúng ta cảm nhận được sự gần gũi, thân thiết của cây tre, bên cạnh đó làm nổi bật được những phẩm chất quý giá của cây tre.

Câu 3: Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hoá?
Trả lời:
Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung được những lợi ích mà cây tre sẽ góp phần phát triển đất nước trong thời đại Công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Cây tre sẽ luôn là người bạn thân thiết, người đồng hành của nhân dân Việt Nam. Cây tre còn mang biểu tượng cho sức sống trẻ, sự trường tồn, …

Câu 4: Bài vãn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?
Trả lời:
  • Qua bài văn Cây tre Việt Nam, tác giả đã mang đến hình ảnh cây tre có vẻ đẹp tuy giản dị, gần gũi nhưng những gì mà cây tre mang lại là vô cùng quý giá. Nó thể hiện được phẩm chất: sự trung thành, giản dị, tinh thần bất khuất, phát triển, …
  • Bên cạnh đó, mượn hình ảnh cây tre này mà nhà văn Thép mới muốn ca ngợi tinh thần, phẩm chất của nhân dân Việt Nam, dù trong giai đoạn chiến tranh khó khăn, gian khổ nhưng không hề bị khuất phục, mà luôn mạnh mẽ.

Tác giả Thép mới đã thực sự mang hết những vẻ đẹp, phẩm chất tinh túy nhất của cây tre trong tác phẩm Cây tre Việt Nam. Và ông hi vọng vào những thế hệ mai sau sẽ biết cách phát triển giống như cái cách mà cây tre trưởng thành vậy.

Hi vọng qua bài Soạn bài Cây tre Việt Nam, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt.

Xem thêm:
0