05/02/2018, 10:20

Soạn bài Ôn tập văn miêu tả lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Ôn tập văn miêu tả trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Ở phần trước, chúng ta đã cùng nhau ôn tập truyện và kí. Đây là hai thể loại mà chúng ta đã được học trong nhiều tác phẩm ở học kì 2 này. Và hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập văn miêu tả, ...

Hướng dẫn các bạn soạn bài Ôn tập văn miêu tả trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Ở phần trước, chúng ta đã cùng nhau ôn tập truyện và kí. Đây là hai thể loại mà chúng ta đã được học trong nhiều tác phẩm ở học kì 2 này. Và hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập văn miêu tả, đây cũng là một trong những thể loại văn cơ bản mà các em cần phải nắm bắt được. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như ý nghĩa của bài, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Ôn tập văn miêu tả một cách ngắn gọn nhất. Câu 1: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn sau: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển Đông. (Nguyễn Tuân) Trả lời: - Có rất nhiều yếu tố trong đoạn văn trên được nhà văn Nguyễn Tuân kết hợp:Những hình ảnh so sánh độc đáo, sang trọng. Ngôn ngữ sử dụng đầy phong phú. Cảnh vật được miêu tả sống động, đặc sắc. Sử dụng một số từ ngữ mang tính biểu cảm như: tròn trĩnh, hồng hào, … Câu 2: Nếu tả quang cảnh đầm sen đang mùa hoa nở, em sẽ lập dàn ý cho bài văn ấy như thế nào? Trả lời: Mở bài: Giới thiệu địa điểm, thời gian ngắm quang cảnh đấmen đang mùa hoa nở. Thân bài: - Tả bao quát đầm sen: khung cảnh rộng, đẹp, thời tiết, … - Tả chi tiết đầm sen:Lá sen Những nụ sen Hoa sen Đài sen Nhị sen … Kết bài: bày tỏ biểu cảm, tình cảm của em về đầm sen. Câu 3: Nếu miêu tả một em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập đi, tập nói thì em sẽ lựa chọn những hình ảnh và chi tiết tiêu biểu, đặc sắc nào? Em sẽ miêu tả theo thứ tự nào? Trả lời: Chi tiết tiêu biểu, đặc sắc tả em bé: miêu tả từ hình dáng -> hành động, tính cách. Hình dáng: bụ bẫm, ngộ nghĩnh, tinh nghịch, … Hành động: đang tuổi tập đi nên còn lững chững, miệng thì cười toe toét, nói bi ba bi bô, … Câu 4: Tìm trong hai bài văn Bài học đường đời đầu tiên và Buổi học cuối cùng mỗi bài một đoạn văn miêu tả, một đoạn văn tự sự. Trả lời: - Bài học đường đời đầu tiên: Đoạn văn tự sự: “Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng … anh cho phép em mới dám nói.” Đoạn văn miêu tả: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò … cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.” - Buổi học cuối cùng: Đoạn văn tự sự: “Rồi thấy cầm một quyển ngữ pháp … giáng giải đến thể.” Đoạn văn miêu tả: “Thầy Ha – men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó … sột soạt trên giấy.” => Nhận thấy đoạn văn miêu tả: mang đến hình ảnh chi tiết, sống động, chân thực hơn, dễ dàng giúp ta hình dung, liên tưởng được diễn biến của câu truyện. Câu 5: Nhận xét về việc dùng các hình ảnh so sánh trong miêu tả ở hai bài văn trên. Trả lời: Những hình ảnh so sánh trong đoạn văn miêu tả ở hai bài viết trên làm tăng tính gợi hình, gợi cảm, sống động, chân thực, làm nổi bật được sự vật, sự việc đang nói đến. Như vậy với một số kiến thức và bài tập ở trên đã giúp cho các em củng cố hơn về thể loại văn miêu tả. Trong văn miêu tả các em cần phải biết kết hợp nhiều yếu tố, phép tu từ để làm tăng tính gợi hình, gợi cảm, làm nổi bật được sự vật, sự việc. Hi vọng qua bài Soạn bài Ôn tập văn miêu tả, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt. Xem thêm: Soạn bài Câu trần thuật đơn không có từ lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Ôn tập văn miêu tả trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản

Ở phần trước, chúng ta đã cùng nhau ôn tập truyện và kí. Đây là hai thể loại mà chúng ta đã được học trong nhiều tác phẩm ở học kì 2 này. Và hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập văn miêu tả, đây cũng là một trong những thể loại văn cơ bản mà các em cần phải nắm bắt được.

Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như ý nghĩa của bài, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Ôn tập văn miêu tả một cách ngắn gọn nhất.

Câu 1: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn sau:
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển Đông.
(Nguyễn Tuân)
Trả lời:
- Có rất nhiều yếu tố trong đoạn văn trên được nhà văn Nguyễn Tuân kết hợp:
  • Những hình ảnh so sánh độc đáo, sang trọng.
  • Ngôn ngữ sử dụng đầy phong phú.
  • Cảnh vật được miêu tả sống động, đặc sắc.
  • Sử dụng một số từ ngữ mang tính biểu cảm như: tròn trĩnh, hồng hào, …

Câu 2: Nếu tả quang cảnh đầm sen đang mùa hoa nở, em sẽ lập dàn ý cho bài văn ấy như thế nào?
Trả lời:
Mở bài: Giới thiệu địa điểm, thời gian ngắm quang cảnh đấmen đang mùa hoa nở.
Thân bài:
- Tả bao quát đầm sen: khung cảnh rộng, đẹp, thời tiết, …
- Tả chi tiết đầm sen:
  • Lá sen
  • Những nụ sen
  • Hoa sen
  • Đài sen
  • Nhị sen
Kết bài: bày tỏ biểu cảm, tình cảm của em về đầm sen.

Câu 3: Nếu miêu tả một em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập đi, tập nói thì em sẽ lựa chọn những hình ảnh và chi tiết tiêu biểu, đặc sắc nào? Em sẽ miêu tả theo thứ tự nào?
Trả lời:
Chi tiết tiêu biểu, đặc sắc tả em bé: miêu tả từ hình dáng -> hành động, tính cách.
Hình dáng: bụ bẫm, ngộ nghĩnh, tinh nghịch, …
Hành động: đang tuổi tập đi nên còn lững chững, miệng thì cười toe toét, nói bi ba bi bô, …

Câu 4: Tìm trong hai bài văn Bài học đường đời đầu tiên và Buổi học cuối cùng mỗi bài một đoạn văn miêu tả, một đoạn văn tự sự.
Trả lời:
- Bài học đường đời đầu tiên:
Đoạn văn tự sự: “Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng … anh cho phép em mới dám nói.”
Đoạn văn miêu tả: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò … cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.”
- Buổi học cuối cùng:
Đoạn văn tự sự: “Rồi thấy cầm một quyển ngữ pháp … giáng giải đến thể.”
Đoạn văn miêu tả: “Thầy Ha – men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó … sột soạt trên giấy.”
=> Nhận thấy đoạn văn miêu tả: mang đến hình ảnh chi tiết, sống động, chân thực hơn, dễ dàng giúp ta hình dung, liên tưởng được diễn biến của câu truyện.

Câu 5: Nhận xét về việc dùng các hình ảnh so sánh trong miêu tả ở hai bài văn trên.
Trả lời:
Những hình ảnh so sánh trong đoạn văn miêu tả ở hai bài viết trên làm tăng tính gợi hình, gợi cảm, sống động, chân thực, làm nổi bật được sự vật, sự việc đang nói đến.

Như vậy với một số kiến thức và bài tập ở trên đã giúp cho các em củng cố hơn về thể loại văn miêu tả. Trong văn miêu tả các em cần phải biết kết hợp nhiều yếu tố, phép tu từ để làm tăng tính gợi hình, gợi cảm, làm nổi bật được sự vật, sự việc.

Hi vọng qua bài Soạn bài Ôn tập văn miêu tả, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt.

Xem thêm:
0