08/05/2018, 16:16

Soạn bài: Câu nghi vấn

I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính. 1. Đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi a, Trong đoạn trích trên, câu nghi vấn: + "Sáng nay người ta đấm u có đau không?" + " Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?" + "Hay là u thương chúng con đói ...

I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính.

  1. Đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi

  a, Trong đoạn trích trên, câu nghi vấn:

   + "Sáng nay người ta đấm u có đau không?"

   + " Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?"

   + "Hay là u thương chúng con đói quá?

   - Đặc điểm hình thức: có dấu "?" và các từ nghi vấn như "không", "làm sao", "hay"

  b, Câu nghi vấn được sử dụng để hỏi.

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

  a, Câu nghi vấn: "Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?"

  b, " Tại sao con người lại phải khiếm tốn như thế?

  c, " Văn là gì?", "Chương là gì?"

  d, + "Chú mình muốn cùng tớ vui đùa không?"

   + "Đùa trò gì?"

   + "Cái gì thế?"

   + " Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?"

  - Đặc điểm của các câu nghi vấn:

   + Hình thức: Có dấu hỏi chấm khi viết, có các từ nghi vấn: gì, không, hả, gì thế

   + Nội dung: Mục đích dùng để hỏi

Bài 2 (trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   - Các câu nghi vấn này có dấu hỏi chấm kết thúc câu. Sử dụng từ hay để nối tạo ra mối quan hệ lựa chọn câu nghi vấn.

   - Không thể thay từ "hay" bằng từ "hoặc", câu sẽ sai lo-gic, sai ngữ pháp và có nghĩa khác hẳn với mục đích câu hỏi đề ra.

Bài 3 ( trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   - Không thể sử dụng dấu câu để đặt vào cuối các câu (a), (b), (c), (d) bởi các câu trên không nhằm để hỏi.

   - Các câu (a) và (b) có các từ khôngtại sao không đóng vai trò là từ nghi vấn trong câu, mà được sử dụng như một bổ ngữ trong câu.

   - Các từ "nào" câu (c ) đóng vài trò là từ liệt kê, từ "ai" ở đây là đại từ trong câu khẳng định.

   → Các câu trên không phải câu nghi vấn bởi mục đích các câu trên dùng để khẳng định.

Bài 4 (trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  Khác nhau hình thức

   + Câu a sử dụng cặp từ "có … không"

   + Câu b sử dụng cặp từ "đã … chưa"

  - Ý nghĩa khác nhau:

   + Câu a hỏi về tình trạng sức khỏe thực tại nên có thể trả lời " Anh khỏe"

   + Câu b hỏi về tình trạng sức khỏe khi đã biết hiện trạng sức khỏe trước đó nên có thể trả lời " Anh đã khỏe rồi/ Anh chưa khỏe lắm."

  - Một số câu đã có mô hình "có…không" và "đã…chưa":

   + Cậu có cuốn Búp sen xanh không?

   Cậu đã có cuốn Búp sen xanh chưa?

   + Anh có đi Sài Gòn không?

   Anh đã đi Sài Gòn chưa?

Bài 5 (trang 11 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

  - Khác nhau về hình thức:

   + Câu a có từ bao giờ đặt đầu câu.

   + Câu b có từ bao giờ đặt cuối câu.

  - Khác nhau ý nghĩa:

   + Hành động câu a diễn ra trong tương lai

   + Hỏi về hành động đã diễn ra rong quá khứ

Bài 6 (trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   Câu nghi vấn đúng là câu a, dù không biết rõ trọng lượng của vật nhưng ta vẫn cảm nhận được vật đó nặng, nhẹ bao nhiêu.

   Câu nghi vấn b không hợp logic vì khi chưa biết giá của mặt hàng thì không thể nói vật đó đắt hay rẻ.

Các bài soạn văn lớp 8 hay

0