a. Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người lép nhép (1). Mọi người ngạc nhiên thấy một chiếc com-măng-ca lấm bê lấm bết (2). Chủ tịch huyện vừa nhảy xuống đất cùng với một người nữa tùm hum trong chiếc áo bạt (3). Quần xắn tới bẹn, áo mưa cộc, mũ cối ròng ròng nước rìa vành, hai con mắt chủ tịch hõm sâu (4). Ông lặn lội cả tuần nay trên các tuyến đê (5).
(Ma Văn Kháng)
b. Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt (1). Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chip chip , tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói léo xéo (2). Thỉnh thoảng, lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt (3).
(Ngô Tất Tố)
c. Chao ôi! (1). Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương … (2). Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi (3). Một người chân đau có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến cái gì khác đâu (4). Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa (5).
(Nam Cao)
Gợi ý:
Mẫu: Câu 1a -> ghép. Các vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy, không sử dụng quan hệ từ.
Câu 4 a -> ghép, giữa hai vế không sử dụng quan hệ từ.
2. Xác định mối quan hệ giữa các vế của những câu ghép sau:
a. Mẹ tôi mất, và chị tôi đi lấy chồng xa.
b. Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa bay về trời.
c. Cây cối tốt tươi nhờ mưa nắng thuận hoà.
d. Anh cởi áo ra, em vá lại cho.
e. Em nguyện học tốt để làm vui lòng mẹ cha
g. Tuy tuổi cao sức yếu nhưng Bác Hồ vẫn quyết tâm lên đường đi chiến dịch.
h. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra.
(Ngô Tất Tố)
Gợi ý:
Mẫu: a. Sử dụng quan hệ từ “và” chỉ quan hệ đồng thời
b. Sử dụng quan hệ từ “rồi” chỉ quan hệ nối tiếp.
3. Với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, hãy đặt một câu ghép:
nếu… thì, vì … nên, tuy… nhưng, không những… mà còn, bao nhiêu… bấy nhiêu.
Gợi ý:
Mẫu: nếu… thì
Nếu trời không mưa thì cả lớp sẽ ra sân vận động xem đá bóng.
4. Hãy viết một đoạn văn (từ 5 – 7 câu) theo chủ đề tự chọn, trong đó sử dụng ít nhất ba câu ghép.
Gợi ý:
Yêu cầu đoạn văn có chủ đề, đủ số câu, có sử dụng câu ghép.
5. Chọn quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong những câu sau:
a. Ai cũng biết… rồi mọi chuyện vẫn cứ đi qua.
b. Hoa móng ngựa nở trắng trên sườn núi cao … hoa mai dệt vàng hai bên bờ suối.
c. … nắng hạn kéo dài… lúa đỏ ngọn hết.
- Chiếc xe… đến gần phố nhỏ, Phượng… bồi hồi.
Gợi ý:
Mẫu: a. Ai cũng biết nhưng rồi mọi chuyện vẫn cứ qua đi.
b. Hoa móng ngựa nở trên sườn núi cao và hoa mai dệt vàng hai bên bờ suối.
6. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để có câu ghép:
a. … nhưng cánh đồng vẫn chưa đủ nước cấy.
b. … lớp em vẫn đi học đầy đủ.
c. Tà chúng ta bỏ một buổi đi chơi…
d. Tuy sức bạn ấy yếu…
- Mặc dù nhà ở xa trường…
Gợi ý:
Mẫu: a. Mặc dù trời đã mưa nhưng cánh đồng vẫn chưa đủ nước cấy
b. Dù đường lầy lội nhưng lớp em vẫn đi học đầy đủ.