01/06/2017, 11:45

Soạn bài câu ghép tiếp theo

Soạn bài câu ghép tiếp theo I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. 1. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép của đoạn văn trong SGK là quan hệ nguyên nhân – kết quả. 2. Minh họa một số câu có quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. - Vì nó ốm nặng nên nó bỏ học. (quan hệ nhân quả) - Nếu trời không mưa ...

Soạn bài câu ghép tiếp theo I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. 1. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép của đoạn văn trong SGK là quan hệ nguyên nhân – kết quả. 2. Minh họa một số câu có quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. - Vì nó ốm nặng nên nó bỏ học. (quan hệ nhân quả) - Nếu trời không mưa thì tôi đi chơi. (quan hệ điều kiện / giả thiết) - Mây tan và mưa tạnh, trời trở nên quang đãng. (quan hệ đồng thời / đẳng lập) II. Luyện tập Câu 1. Xác định quan hệ ý ...

I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.

1. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép của đoạn văn trong SGK là quan hệ nguyên nhân – kết quả.

2. Minh họa một số câu có quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.

- Vì nó ốm nặng nên nó bỏ học. (quan hệ nhân quả)

- Nếu trời không mưa thì tôi đi chơi. (quan hệ điều kiện / giả thiết)

- Mây tan và mưa tạnh, trời trở nên quang đãng. (quan hệ đồng thời / đẳng lập)

II. Luyện tập

Câu 1. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép trong SGK.

a. Quan hệ vế câu (1) với câu (2) là quan hệ nguyên nhân – kết quả (chứa quan hệ từ vì).

b. Các vế câu có quan hệ tăng tiến.

c. Các vế câu có quan hệ tương phản

d. Các vế câu có quan hệ tương phản.

e. Đoạn này có 2 câu ghép. Câu đầu dùng từ rồi nối hai vế câu chỉ quan hệ thời gian nối tiếp. Câu sau không có từ quan hệ nối hai vế câu nhưng vẫn có thể hiểu ngầm là hai vế có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả (vì yếu nên bị lẳng ra ngoài).

Câu 2. Đọc các đoạn trích và trả lời câu hỏi.

a. Đoạn trích 1 đều gồm những câu ghép. Có câu có từ nối giữa các vế câu, có câu không có từ nối giữa các vế câu.

b. Đoạn trích 3 là các câu ghép có mối quan hệ nguyên nhân kết quả.

c. Có những câu có thể tách vế câu thành câu đơn được như: trời âm u mây mưa. Biển xám xịt nặng nề.

Câu 3. Đoạn trích trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao có hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận, mỗi câu ghép nói một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế trong câu ghép thành một câu đơn thì không đảm bảo tính mạch lạc của lập luận. Xét về giá trị biểu hiện thì tác giả cố ý viết câu dài để tái hiện lại cách kể dài dòng của lão Hạc.

Câu 4.

a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện – kết quả, không thể tách mỗi vế thành một câu đơn vì không thể hiện rõ mối quan hệ này.

b. Nếu tách mỗi vế câu thành một câu đơn nh “Thôi! U van con, u lạy con. Con có thương thầy u. Con đi ngay bây giờ cho u…” thì hàng loạt câu ngắn đặt cạnh nhau như vậy có thể khiến ta hình dung là nhân vật nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào. Trong khi đó cách viết của Ngô Tất Tố lại gợi ra cách kể lể, van vỉ, thiết tha của chị Dậu.

0