01/06/2017, 11:45

Soạn bài phương pháp thuyết minh lớp 8

Soạn bài phương pháp thuyết minh I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh 1. Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh. a. Đọc lại các văn bản thuyết minh: Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất và cho biết các văn bản ấy ...

Soạn bài phương pháp thuyết minh I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh 1. Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh. a. Đọc lại các văn bản thuyết minh: Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất và cho biết các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức gì? Đọc lại các văn bản thuyết minh: Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất, ta thấy các văn bản ...

Soạn bài phương pháp thuyết minh

I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh

1. Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh.

a. Đọc lại các văn bản thuyết minh: Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất và cho biết các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức gì?

Đọc lại các văn bản thuyết minh: Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất, ta thấy các văn bản trên đây sử dụng loại tri thức khoa học, thực dụng.

b. Làm thế nào để có các tri thức ấy? Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy ở đây như thế nào?

- Muốn có tri thức, kiến thức khoa học phải biết quan sát.

- Quan sát không phải chỉ là nhìn, xem đơn giản mà còn phải phát hiện những đặt điểm tiêu biểu của sự vật (đặc điểm tiêu biểu có ý nghĩa phân biệt sự vật này với sự vât khác về hình thức và nội dung).

- Phải phân tích đối tượng qua những đặc điểm của nó.

Vai trò học tập và tích lũy kiến thức ở đây cũng rất quan trọng. Đó là cơ sở để miêu tả, suy luận khoa học với đối tượng cần trình bày, thuyết minh.

c. Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không?

Bằng tưởng tượng, suy luận thuần túy thì không thể có kiến thức làm bài văn thuyết minh.

2. Phương pháp thuyết minh.

Có 6 phương pháp thuyết minh:

a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

- Phương pháp này xác định đối tượng thuộc loại sự vật, hiện tượng gì và chỉ ra đặc điểm riêng, nổi bật của đối tượng.

+ Trong các câu văn trên ta thường gặp từ “là”. Sau từ này người ta cung cấp kiến thức về đối tượng đứng trước nó.

+ Câu văn định nghĩa, giải thích có vai trò làm người ta hiểu rõ Huế là gì, đặc điểm của Huế có khác gì với mọi nơi.

+ Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày. Câu này giải thích Nông Văn Vân là ai.

b. Phương pháp liệt kê.

- Phương pháp liệt kê là nêu một loạt con số, sự việc có nét tương đồng để minh hoạt cho đối tượng về đặc điểm, tính chất nổi bật của nó.

+ Trong đoạn văn nói về cây dừa Bình Định, người ta liệt kê sự “cống hiến” của nó từ thân cây đến cọng lá, nước dừa trong đời sống như thế nào.

+ Đoạn văn nói về tác hại của bao bì ni lông, người ta liệt kê tác hại của nó “khi lẫn vào đất, khi bị vứt xuống cống rãnh…” làm muỗi phát sinh gây nên bệnh dịch làm chết các sinh vật khi nuốt phải.

c. Phương pháp nêu ví dụ.

- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh được sử dụng rất phổ biến. Tất nhiên ví dụ được chọn phải khách quan, trình bày có thứ tự mới có sức thuyết phục mạnh mẽ.

- Bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ ở một số nơi, một số nước đã nổi lên chiến dịch chống hút thuốc lá, nêu cách xử phạt những người hút thuốc lá ở nơi công cộng.

d. Phương pháp dùng số liệu (con số)

- Người ta áp dụng phương pháp dùng số liệu vào trường hợp các sự vật có đặc trưng biểu hiện ở số lượng.

- Đoạn văn trong sách giáo khoa đã cung cấp những số liệu về dưỡng khí và thán khí có trong không khí để làm nổi bật vai trò của cỏ và qua đó nói lên tầm quan trọng của việc trồng cây xanh trong thành phố (tạo khả năng hút thán khí, nhả ra dưỡng khí).

e. Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong văn thuyết minh để làm nổi bật sự khác biệt về đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc.

- Đoạn văn trong SGK đã so sánh sự to lớn của biển Thái Bình Dương đối với các đại dương (to gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương).

f. Phương pháp phân loại, phân tích.

- Người ta áp dụng phương pháp này đối vớ sự vật đa dạng, nhiều cá thể để phân loại, trình bày rõ ràng.

- Để trình bày các đặc điểm của thành phố Huế, người ta phải dùng phương pháp nhân loại, phân tích:

+ Trung tâm văn hóa, nghệ thuật.

+ Thiên nhiên Huế rất đẹp.

+ Các kiến trúc của Huế rất nổi tiếng.

+ Món ăn của Huế rất phong phú, đa dạng.

+ Huế đấu tranh kiên cường.

+ Huế đẹp và thơ đã đi vào lịch sử của những thành phố anh hùng.

II. Luyện tập.

1. Tác giả bài Ôn dịch, thuốc lá đã nghiên cứu, tìm  hiểu rất kĩ về thuốc lá trên những phương diện có tính khoa học:

Khói thuốc vào phổi tác hại như thế nào? Hút thuốc lá còn gây hại cho cả người không hút mà ngửi phải khói thuốc, kể cả cái thai trong bụng mẹ. Hút thuốc lá ảnh hưởng đến cả bữa ăn của gia đình.

Tóm lại, bài viết thể hiện sự nghiên cứu nghiêm túc của một bác sĩ năng lực tìm hiểu vấn đề này.

2. Bài viết đã sử dụng  rất nhiều phương pháp đê diễn tả, trình bày vấn đề như:

- So sánh.

- Đối chiếu

- Nêu số liệu

- Phân tích từng tác hại.

3. Đọc văn bản thuyết minh Ngã Ba Đồng Lộc ta thấy văn bản này đã sử dụng những phương pháp thuyết minh sau:

- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Ngã Ba Đồng Lộc là giao điểm…

- Phương pháp liệt kê: Liệt kê số tuổi đời của 10 cô gái và liệt kê số lượng những trận bom hằng ngày, nhiệm vụ của 10 cô gái lấp bom, số lần bị vùi lấp.

4. Cách phân loại của bạn lớp trưởng đối với các bạn học yếu trong lớp rất hợp lí qua liệt kê:

- Nhiều bạn học chưa tốt.

- Nhiều bạn có điều kiện học tốt nhưng còn ham chơi.

- Có bạn có cảnh gia đình khó khăn, thường bỏ học.

- Có những bạn vốn kiến thức lớp dưới yếu, tiếp thu chậm.

Đối với những nhóm học sinh đó nên có những phương pháp giúp đỡ khác nhau là hợp lí.

0