25/04/2018, 22:05

Soạn bài Câu cá mùa thu (Thu điếu ) Nguyễn Khuyến trang 21 SGK Văn 11 – Văn lớp 11...

Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến – Soạn bài Câu cá mùa thu (Thu điếu ) Nguyễn Khuyến trang 21 SGK Văn 11. 1. Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam và tên tuổi của ông gắn liền với chùm thơ thu. Chùm thơ thể hiện những nét đặc sắc trong phong cách thơ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ ở cả ...

Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến – Soạn bài Câu cá mùa thu (Thu điếu ) Nguyễn Khuyến trang 21 SGK Văn 11. 1. Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam và tên tuổi của ông gắn liền với chùm thơ thu. Chùm thơ thể hiện những nét đặc sắc trong phong cách thơ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ ở cả hai ph­ương diện thi pháp và tư­ tư­ởng

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam và tên tuổi của ông gắn liền với chùm thơ thu. Chùm thơ thể hiện những nét đặc sắc trong phong cách thơ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ ở cả hai ph­ương diện thi pháp và tư­ tư­ởng

Thơ Nguyễn Khuyến vừa ghi lại tâm sự của ông trong những năm tháng nghỉ ở quê nhà vừa miêu tả đời sống và phong cảnh quê hương. Thơ thu của ông thể hiện một tâm hồn giàu cảm xúc, tinh tế và nghệ thuật sử dụng ngôn từ tài hoa, giàu chất họa, thể hiện tình yêu quê hư­ơng tha thiết và tấm lòng không nguôi trăn trở về dân tộc, đất nước.

2. Thu điếu là bài thơ thuộc loại thơ trữ tình phong cảnh. Bài thơ là một bức tranh đẹp về mùa thu ở làng quê Việt Nam. Một không gian thu trong trẻo, thanh sang và bình yên với những hình ảnh, đường nét xinh xẻo. Trong bài thơ xuất hiện hình ảnh nhân vật trữ tình đầy tâm sự.  Đó  là một con ngư­ời có tâm hồn thanh cao, yêu cuộc sống thanh bạch nơi làng quê, dù sống cuộc sống nhàn tản của một ẩn sĩ nhưng trong lòng luôn chất chứa đầy suy t­ư. Tác giả mượn chuyuện câu cá để bộc lộ tâm trạng. Bài thơ là một bức họa bằng ngôn từ  thể hiện đựơc tài năng và tấm lòng của cụ Tam Nguyên Yên Đổ.

II. SOẠN BÀI

1. Nội dung bài thơ nhất quán với nhan đề “Thu điếu”. Mặc dù câu các chỉ là hình thức ngoài những cảnh câu cá vẫn được miêu tả đầy đủ với không gian thu, ao, thuyền câu và người đi câu. Cách miêu tả cảnh vật được triển khai theo nhan đề của bài thơ, tả từ cảnh ao thu, thuyền câu, mặt ao, cây cỏ bên bờ ao, bầu trời thu… Thu điếu là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thuộc thể bằng, tuân thủ tương đối chuẩn theo quy định niêm luật của thơ Đường (trừ câu Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo).

2. Bài thơ là một bức tranh thu với những nét rất đặc trưng cho mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ. Bức tranh phong cảnh được vẽ thật khéo, với nhiều chi tiết và đường nét rất hội hoạ: ao thu với làn nước trong, sóng gợn nhẹ, bầu trời cao xanh lồng lộng, không gian yên tĩnh, vắng vẻ. Không gian bức tranh được khuôn gọn trong một chiếc ao. Những chiếc ao nhỏ bé đan cài trong những con ngõ quanh co vắng vẻ là một hình ảnh rất quen thuộc và đặc trưng của không gian làng quê Bắc bộ. Chủ thể trữ tình – người phác hoạ bức tranh đang ngồi trên chiếc thuyền câu để thả câu câu cá.

Bốn câu thơ đầu tả cảnh, một bức tranh phong cảnh rất đẹp với một không gian trong trẻo, xinh xắn và tĩnh lặng. Cái gì cũng nhỏ bé, thanh sơ gợi một không gian thật yên bình nhưng cô đơn, vắng lặng. Đó là bức tranh đẹp với màu sắc hài hoà, đường nét cân đối. Cảnh nền là một màu xanh mát của mặt ao với một chút sóng gợn lăn tăn. Điểm xuyết trên mặt ao là chiếc thuyền câu mỏng mảnh, với hình ảnh một người ngồi câu trong tư thế đầy suy tư “tựa gối ôm cần”. Cao hơn chút nữa so với mặt ao, nổi bật trên nền xanh dịu của nước ao thu ấy là một chiếc lá vàng chao nghiêng.  Đó là phía dưới, còn cao hơn chút nữa là bầu trời cao lồng lộng với sắc xanh ngắt.

Không gian rộng, sâu đối lập với mặt ao hẹp, gợn sóng nhẹ và hiu hắt gió, lại cộng thêm với “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” tạo cho không gian một cảm giác hiu quạnh. Cảnh làng quê trong trẻo trong ánh mắt của thi nhân nhưng phảng phất nỗi buồn. Cảnh tĩnh và vắng, bởi đó là cảnh được nhìn qua tâm trạng của một thi nhân đang mang nặng trong lòng nỗi trăn trở nhân tình thế thái.

Để vẽ bức tranh thu xinh xắn ấy, nhà thơ đã sử dụng rất thành công các từ láy: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửngvà các từ gợi tả, giàu chất hội họa: hơi gợn tí, sẽ đưa vèo, xanh ngắt, vắng teo… Những từ ngữ này đã lột tả được cái thần thái của cảnh vật làng quê.

4. Hai câu thơ cuối thể hiện tâm trạng của nhân vâth trữ tình, đây chính là bề sâu của bài thơ thu. Nhân vật trữ tình xuất hiện trong tư thế người câu cá nhưng lại chẳng có vẻ gì là đang chú ý đến việc câu cá. Hình như câu cá để suy ngẫm điều gì đó. Chỉ đến khi “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” mới chợt bừng tỉnh. Nhân vật trữ tình xuất hiện trong bài thơ dường như có rất nhiều tâm sự. Nhưng điều dễ nhận thấy nhất là tình yêu quê hương tha thiết. Phải yêu lắm quê hương làng cảnh quê mình mới có thể vẽ nên một bức tranh quê đẹp, thanh sang và trong trẻo đến như vậy. Và trước cảnh đẹp như vậy mà con người vẫn đầy suy tư trăn trở chứng tỏ trong lòng người còn rất nhiều trắc ẩn. Từ thân thế, cuộc đời, hoàn cảnh sống của tác giả có thể hiểu, tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.

5. Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Điều này hẳn là đã rõ, bởi nếu không phải xuất phát từ sự gắn bó và niềm yêu thương tha thiết thì không thể vẽ nên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hổn như thế. Cảnh thu đẹp nhưng không phủ nhận được cảnh có nét buồn phảng phất. Cảnh buồn một phần bởi thi đề mùa thu trong văn học vốn đã gắn với những nét buồn sầu man mác nhưng có lẽ cái nét buồn vương vấn trong bài thơ chủ yếu là cái nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình. Như đã nói, bài thơ không bộc lộ trực tiếp bất cứ cảm xúc nào của tác giả. Suốt từ đầu đến cuối bài thơ, người đọc mới thấy nhân vật trữ tình xuất hiện nhưng là xuất hiện trong cái tư thế của người đi câu (Tựa gối buông cần lâu chẳng được) mà thực không phải thế. Đó là tư thế của con người u uẩn trong nỗi lo âu triền miên, chìm đắm. Cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông không thể nói là không sâu sắc. Chỉ có điểu nó trầm lặng, da diết, đậm chất suy tư.

III. TƯ LIỆU THAM KHẢO

“… Bài Thu vịnh có thần hơn hết nhưng ta vẫn phải nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (ở Bắc Bộ). Có về “Vườn Bùi chốn cũ” – đây là “xứ Vườn Bùi” theo đồng bào gọi cả vùng Trung Lương nằm trong xã Yên Đổ cũ, chứ không phải là khu vườn của nhà cụ Nguyễn Khuyến – mới càng hiểu rõ bài “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”. Sao lắm ao thế! Cả huyện Bình Lục là xứ đồng chiêm rất trũng kia mà. Nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà bé tẻo teo. Sóng biếc gợn rất nhẹ, một chiếc lá vàng rụng theo gió, bay bay xoay xoay rồi rơi xuống xa xa một cách khẽ khàng. Khung ao tuy hẹp vậy nhưng làng cảnh cũng không thiếu không gian. Nhìn lên: trời thu xanh cao, đám mây đọng lơ lửng; trông quanh: các lối đi trong làng hai bên tre biếc mọc sầm uất, chạy ngoắt ngoéo cho đến lúc tưởng như tre đã kín lại; mọi người ra đồng làm, cho nên làng vắng teo. Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài, như con gà ngon, ngon từ phao câu đầu cánh lắt léo khúc khuỷu xương. Không thể tóm tắt thơ được, mà ta phải đọc lại. Cái thú vị của bài Thu điếu ở cái điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động; ở các vần thơ: không phải chỉ giỏi vì là những từ vận hiểm hóc, mà chính hay vì kết hợp với từ, với chữ nghĩa, đến một cách thoải mãi đúng chỗ, do một nhà nghệ sĩ cao tay; cả bài thơ không non ép một chữ nào, nhất là hai câu 3- 4: Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, đối với: Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo thật tài tình; nhà thơ đã tìm được cái tốc độ bay của lá: vèo, để tương xứng với cái mức độ gợn của sóng: .

… Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, nhìn gộp chung lại, là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hóa nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam, trên đất nước ta và dân tộc hóa hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là Nôm, là Việt Nam…”.

Xuân Diệu

(Thơ văn Nguyễn Khuyến)

nguyễn phương

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0