01/06/2017, 11:20

Soạn bài cách làm bài văn lập luận giải thích

CÁCH LÀM BÀI VĂN GIẢI THÍCH * Bước thứ nhất: NHẬN DẠNG ĐỂ GIẢI THÍCH Nếu không cẩn thận, học sinh rất dễ nhầm lẫn giữa các dạng đề giải thích và chứng minh, giải thích với bình luận, giải thích với phát biểu cảm nghĩ. Từ việc xác định sai đến việc làm bài thi sai, ở lại lớp không mấy xa xôi. Vì ...

CÁCH LÀM BÀI VĂN GIẢI THÍCH * Bước thứ nhất: NHẬN DẠNG ĐỂ GIẢI THÍCH Nếu không cẩn thận, học sinh rất dễ nhầm lẫn giữa các dạng đề giải thích và chứng minh, giải thích với bình luận, giải thích với phát biểu cảm nghĩ. Từ việc xác định sai đến việc làm bài thi sai, ở lại lớp không mấy xa xôi. Vì “sai một li, đi một dặm” là một việc thường xảy ra xưa nay. Sau đây là những yêu cầu thường thấy trong văn giải thích “Em hãy giải thích vấn đề trên. Em hãy tìm hiểu ...

CÁCH LÀM BÀI VĂN GIẢI THÍCH

*    Bước thứ nhất: NHẬN DẠNG ĐỂ GIẢI THÍCH

Nếu không cẩn thận, học sinh rất dễ nhầm lẫn giữa các dạng đề giải thích và chứng minh, giải thích với bình luận, giải thích với phát biểu cảm nghĩ. Từ việc xác định sai đến việc làm bài thi sai, ở lại lớp không mấy xa xôi. Vì “sai một li, đi một dặm” là một việc thường xảy ra xưa nay.

Sau đây là những yêu cầu thường thấy trong văn giải thích “Em hãy giải thích vấn đề trên. Em hãy tìm hiểu vì sao...”,

      “Em hiểu vấn đề trên như thế nào. Hãy giải thích...”.

      “Bằng các hiểu biết và lí lẽ em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên...”

      “Vấn đề ấy nghĩa là gì?...” “Tại sao?

Đề chứng minh:

      “Bằng các dẫn chứng, em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên...”

Đề giải thích:

      “Bằng các lí lẽ, em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên...”.

Đề bình luận:

      “Em có ý kiến gì về vấn đề trên? vấn đề ấy đúng, sai ở chỗ nào?”

Đề giải thích:

      “Em hiểu vấn đề trên như thế nào?”

      “Em hiểu gì về ý kiến ấy?”

      “Em hiểu gì về câu ca dao trên?”

Thí dụ:

1. A Giacốp nói: “Kinh nghiệm có nét tương đồng với cây gậy chống, nó giúp ích khi đi, song lại ngăn cản khi bay”. Em hiểu về câu danh ngôn trên như thế nào?

2.   Ca dao Việt Nam có câu:

“Đất tốt trồng cây rườm rà

Những người thanh lịch nói ra dịu dàng

Đất xấu trồng cây khẳng khiu

Những người thô tục nói điều phàm phu”.

Em hãy giải thích ý nghĩa trong bài ca dao trên?

3.   Đọc sách có lợi ích gì? Trong các loại sách, em thích đọc loại nào nhất. Tại sao? Đọc như thế nào thì có lợi và đọc như thế nào thì có hại?           

*    Bước thứ hai: TÌM Ý

Về kĩ thuật làm nhập đề, chuyển ý và kết luận, văn giải thích cũng tương tự như văn chứng minh.

Muốn giải thích một đề luận theo phương pháp giải thích, các học sinh cần đặt mình vào vị trí một người cần tìm hiểu trước một vấn đề mới lạ. Những câu hỏi được đặt ra lúc ấy sẽ là: CÂU HỎI TÌM Ý

      1.   NGHĨA LÀ GÌ?

      2.   BAO GỒM NHỮNG GÌ?

      3. TẠI SAO?

      4.   NHƯ THẾ NÀO?

Từ những câu hỏi chính yếu trên ta có thể chia ra thành nhiều câu hỏi nhỏ. Thí dụ: Ca dao Việt Nam có câu:

“Bầu ai thương lấy bí cùng.

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Em hãy giải thích câu ca dao trên.

Áp đúng vào câu hỏi: “Nghĩa là gì?” Ta sẽ có:

1.   Bầu nghĩa là gì?

2.   Bí nghĩa là gì?

3.   Chung một giàn nghĩa là gì? "

Áp dụng câu hỏi “Bao gồm những gì? Ta sẽ có

4.   Nghĩa đen của bầu, bí, chung một giàn... Bao gồm những gì?

5.   Nghĩa bóng của bầu, bí, chung một giàn... Bao gồm những gì?

Áp dụng câu hỏi “Tại sao” ta sẽ có:

6.   Tại sao bầu phải thương lấy bí?

7.   Tại sao bầu bí khác giống lại chung một giàn?

Áp dụng câu hỏi “Như thế nào” Ta sẽ có:

8.   Bầu và bí có sự khác biệt như thế nào?

9.   Bầu và bí có mối liên kết ra sao? Nghĩa bóng'?

10. Tình thương cần thể hiện như thế nào là đúng?

11. Tình thương cần thể hiện như thế nào là sai?

0