Soạn bài các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán
Soạn bài các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán I. Thành phần tình thái 1. Chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc đượ nói trong câu, thể hiện độ tin cậy cao ở chắc và thấp hơn ở có lẽ. 2. Nếu không có những từ ngữ in đậm thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi. II. ...
Soạn bài các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán I. Thành phần tình thái 1. Chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc đượ nói trong câu, thể hiện độ tin cậy cao ở chắc và thấp hơn ở có lẽ. 2. Nếu không có những từ ngữ in đậm thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi. II. Thành phần cảm thán. 1. Các từ ngữ ồ, trời ơi ở dây không chỉ sự vật hay sự việc gì cả. 2. Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ, trời ơi là nhờ phần câu tiếp theo sau ...
I. Thành phần tình thái
1. Chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc đượ nói trong câu, thể hiện độ tin cậy cao ở chắc và thấp hơn ở có lẽ.
2. Nếu không có những từ ngữ in đậm thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi.
II. Thành phần cảm thán.
1. Các từ ngữ ồ, trời ơi ở dây không chỉ sự vật hay sự việc gì cả.
2. Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ, trời ơi là nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này. Chính những phần câu tiếp theo sau các tiếng đó giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.
3. Các từ ngữ in đậm ồ, trời ơi không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp người nói giãi bày lòng của mình.
III. Luyện tập
1. Ta có thể nhận diện các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán ở các từ a) có lẽ, b) chao ôi, c) hình như, d) chả nhẽ.
2. Các từ tình thái chỉ độ tin cậy: dường như (văn viết) hinh như / có lẽ - chắc là – chắc hẳn – chắc chắn.
3. Theo thứ tự của độ tin cậy thì (3) cao nhất; (2) thấp nhất. Vì thế từ chắc biểu hiện ý nghĩ của người bố đã từng trải. Với lòng mong nhớ của mình, ông Sáu chỉ có thể cho phép mình nghĩ như thế! Xa con từ lúc bé Thu còn nhỏ, lại đã lâu ngày, ông Sáu không thể chắc chắn con mình sẽ nhận ra và vồ vập mình ngay. Nhưng vì là cha, niềm tin của ông chắc là mình sẽ đón vào tình phụ tử. Hai tiếng hình như là một phán đoán không chắc chắn, có thể dùng cho người ngoài cuộc chứ không thể là ông Sáu.