12/01/2018, 17:50

Soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) trang 21 SGK Văn 9

Soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) trang 21 SGK Văn 9 Thành ngữ Dây cà ra dây muống, Lúng bung như ngậm hột thị dùng để chỉ những cách nói dài dòng, rườm rà; cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch. ...

Soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) trang 21 SGK Văn 9

Thành ngữ Dây cà ra dây muống, Lúng bung như ngậm hột thị dùng để chỉ những cách nói dài dòng, rườm rà; cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.

I. PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ

Thành ngữ Ồng nối gà, bà nói vịt dùng để chỉ tình huống hội thoại. đó mỗi người nói một đăng, không khớp với nhau, không hiểu nhau.

Khi giao tiếp, cần nói đúng vào để tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc dề.

II. PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC

1. Thành ngữ Dây cà ra dây muống, Lúng bung như ngậm hột thị dùng để chỉ những cách nói dài dòng, rườm rà; cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.

-      Những cách nói đó làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung truyền đạt. Vì vậy, khi giao tiêp, cần chú ý đến cách nói ngắn gọn, rành mạch.

Xác định nhừng cách hiểu khác nhau đối với câu uTôi đồng ý với những nhận định về truyện ngán của ông ấy .

Câu trên có thể được hiểu theo hai cách tùy thuộc vào việc xác định cụm từ của ông ấy bò nghĩa cho nhận định hay cho truyện ngắn. Nếu của ông ấy bổ nghía cho nhận định thì càu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định cùa òng ấy về truyện ngắn.

Nếu của ông ấy bố nghĩa cho truyện ngấn thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với nhửng nhận định của một (những) người nào đó về truyện ngắn của ông ấy (truyện ngắn do ông ấy sáng tác).

Như vậy trong giao tiếp, cần tuân thủ phương châm cách thức, tránh cách nói mơ hồ.

III. PHƯƠNG CHÂM L|CH SỰ

Văn bản Người ăn xin

-    Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?

Tuy cả hai người đều không có của cải, tiền bạc gì nhưng cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia đã dành cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin. Đối với một người ở vào hoàn cảnh bần cùng (đã già, đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi) cậu bé không hề tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ và lời nói hết sức chân tình, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác.

-     Có thể rút ra được bài học.

Trong giao tiếp, dù địa vị xã hội và hoàn cảnh của người đối thoại như thế nào đi nữa thì người nói cũng phải chú ý đến cách nói tôn trọng đối với người đó. Không phải vì cảm thấy người đối thoại thấp kém hơn mình mà dùng những lời lẽ thiếu lịch sự.

0