06/02/2018, 10:38

Số từ và lượng từ

Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1 . Số từ – Số từ là từ chỉ số lượng chính xác, được đặt trước danh từ để đếm hoặc nêu số lượng sự vật. – Số từ còn dùng chỉ số thứ tự hoặc số hiệu sự vật. Với nghĩa này, số từ thường đặt sau danh từ. – Có thể phân biệt hai loại trên ...

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Số từ

– Số từ là từ chỉ số lượng chính xác, được đặt trước danh từ để đếm hoặc nêu số lượng sự vật.

– Số từ còn dùng chỉ số thứ tự hoặc số hiệu sự vật. Với nghĩa này, số từ thường đặt sau danh từ.

– Có thể phân biệt hai loại trên qua các ví dụ sau:

Số từ chỉ số lượng

Số từ chỉ thứ tự

ba tầng

tầng ba

sáu lớp

lớp sáu

tám tháng

tháng tám

2000 năm

năm 2000

– Cần phân biệt số từ với danh từ biểu thị đơn vị do một tập hợp số lượng sự vật tạo thành. Đó là các từ: đới, cặp, bộ, tá, chục, trăm, nghìn, vạn, triệu, tỉ… (Các danh từ chỉ đơn vị này có thể kết hợp được với số từ: một đôi, ba cặp, một tá, bốn chục, sáu trăm, tám triệu,…).

2. Lượng từ

Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Lượng từ có thể chia thành hai loại:

a) Lượng từ chỉ ỷ nghĩa toàn thể, gồm các từ: cả, tất cả, tất thảy, cả thảy, toàn thể, toàn bộ,… (Loại này ở vị trí t2, thuộc phần phụ ngữ trước trong mô hình cụm danh từ).

b) Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối, gồm các từ những, các, mọi, mỗi, từng, mấy… (Loại này ở vị trí tl, thuộc phần phụ ngữ trước trong mô hình cụm danh từ).

II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. – Em đọc bài một lượt (chú ý các dòng thơ 1, 3, 4), gạch dưới các số từ trong bài thơ. Cụ thể, các số từ có trong bài thơ:

+ Dòng 1: một, hai, ba

+ Dòng 3: bốn, năm

+ Dòng 4: năm

– Dựa vào vị trí của số từ (đứng trước hay đứng sau danh từ chính canhcánh), em phân các số từ tìm được thành hai loại:

+ Chỉ số lượng: các số từ ở dòng 1, dòng 4 (đứng trước danh từ chính).

+ Chỉ thứ tự: các số từ ở dòng 3 (đứng sau danh từ chính).

2. Trăm ở đây có bằng 99 + 1 hay không? (Các từ ngàn, muôn cũng vậy). Ta dễ dàng nhận thấy các số từ này không chỉ số lượng chính xác, mà chỉ số lượng “nhiều”, “rất nhiều”.

3. Trông hai từ từng và mỗi ở hai câu văn, em chú ý: Từ nào mang ý nghĩa lần lượt, theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác? Còn từ nào mang ý nghĩa tách riêng từng cá thể trong một tập hợp, diễn ra đồng thời, không mang ý nghĩa lần lượt, theo trình tự?

Trả lời: Từ từng mang ý nghĩa thứ nhất, từ mỗi mang ý nghĩa thứ hai.

Ill – THAM KHẢO

– Số từ có chức năng chính là biểu thị số lượng. Những con số thường gây ấn tượng khô khan nhưng trong tiếng Việt, nhiều con số có khả năng làm nảy sinh giá trị biểu cảm, giá trị thẩm mĩ.

– Đó là những số từ được dùng và hiểu theo nghĩa bóng. Ví dụ: trăm người như một, một trăm chỗ lệch cũng ké cho hằng, trám dâu đổ dầu tằm, làm dâu trăm họ, vất vd trâm đường,…Trăm ở đây không phải là con số chính xác: 99 + 1. Trăm ở đây chỉ là số từ biểu trưng cho số nhiều theo cách nói có tính chất phóng đại.

– Số 3: Không hiểu duyên cớ gì mà nhân dân ta lại “ghét” số 3. Những nhóm từ kết hợp với ba đều mang nghĩa xấu: ba hoa, ba lăng nhăng, ba bớp, ba trợn, ba trạo, ba chìm bảy nổi, ba đầu sáu tay, ba chốn bốn nơi, ba gai ba đồ, ba que xỏ lá, ba bè bảy mối, dâm ba chày củ, ba cọc ba dồng, năm cha ba mẹ,…

TRỊNH MẠNH

(Tiếng Việt lí thú, NXB Giáo dục, 2001)

Mai Thu

0