Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1928) - SBT
Bài tập 1trang 122 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11 BÀI TẬP 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng. 1 . Những âm mưu và thủ đoạn bước đầu của tư bản Pháp khi xâm lược Việt Nam là A. "nhòm ngó" nước ta trong thời gian dài. B. tìm cách bám sâu vào Việt Nam thông ...
Bài tập 1trang 122 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.
1. Những âm mưu và thủ đoạn bước đầu của tư bản Pháp khi xâm lược Việt Nam là
A. "nhòm ngó" nước ta trong thời gian dài.
B. tìm cách bám sâu vào Việt Nam thông qua Hội truyến giáo nước ngoài của Pháp.
C. dùng nhiều thủ đoạn để thiết lập những cơ sở chính trị đầu tiên trên đất nước ta.
D. tạo cơ sở dọn đường cho cuộc chiến tranh xâm lược.
E. tất cả các ý trên đều đúng.
Trả lời: D
2. Thời gian thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta là
A. cuối thế kỉ XVIII. B. giữa thế kỉ XIX.
c. cuối thế kỉ XIX. D. đầu thế kỉ XX
Trả lời: B
3. Nguyên nhân chủ yếu khiến cho Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là :
A. Quân và dân Việt Nam không kiên quyết chống Pháp xâm lược.
B. Vua quan nhà Nguyễn thiếu ý chí quyết tâm và không có đường lối lãnh đạo đúng đắn, kịp thời.
C. Các cuộc chống trả của nhân dân ta diễn ra không đồng loạt.
D. Quân dân ta không có trang bị vũ khí hiện đại.
Trả lời:B
4. Thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác, bóc lột có quy mô và hệ thống trên toàn cõi Đông Dưong
A. sau khi kí Hiệp ước 1862.
B. từ năm 1897, sau khi đàn áp xong khởi nghĩa Hương Khê và giảng hoà với nghĩa quân Yên Thế.
C. sau khi kí Hiệp ước 1874.
D. sau khi kí Hiệp ước 1883.
Trả lời:B
5. Tính chất xã hội Việt Nam sau khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên đất nước ta là
A. xã hội thuộc địa.
B. xã hội phong kiến nửa thuộc địa.
C. xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
D. xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Trả lời: D
6. Biện pháp của thực dân Pháp để thu lợi nhuận tối đa ở Việt Nam là
A. đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình nhà Nguyễn trước kia.
B. ra sức kìm hãm không cho kinh tế Việt Nam phát triển
C. cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nến kinh tế Pháp.
D. tiếp tục vơ vét tối đa tài nguyên khoáng sản của Việt Nam.
E. tất cả các ý trên đều đúng.
Trả lời: E
Bài tập 2 trang 123 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 2: Vào giữa thế kỉ XIX, trong lúc xã hội Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện, sâu sắc và đứng trước nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây, vua Tự Đức lại chủ truơng "đóng cửa" và "cấm đạo". Theo em, việc làm đó có ảnh huởng đến sự phát triển của đất nước không ? Vì sao ?
Trả lời:
Khi thực thi chính sách này, các ông vua triều Nguyễn những tưởng có thể ngăn chặn âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân thông qua công cuộc truyền giáo trên vương quốc của mình. Nhưng chính sách cấm đạo của triều Nguyễn còn tạo ra những “phản ứng nghịch”, đưa tới những hệ lụy vô cùng tai hại trên nhiều lĩnh vực, trong đó nghiêm trọng nhất là trên lĩnh vực chính trị, đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền độc lập tự chủ của đất nước và khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn đã vô tình đẩy một bộ phận người Thiên Chúa giáo yêu nước về phía giặc
Vì chính sách cấm đạo của triều Nguyễn đã tạo ra một cái cớ để thực dân Pháp xâm lược đất nước ta.
Bài tập 3 trang 123 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 3: Những nhận xét dưới đây đúng hay sai ?
1. Về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm1884 :
Từ năm 1858, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã kiên quyết kháng chiến, mặc dù càng về sau càng khó khăn do Pháp đàn áp và triều đình phong kiến cản trở, nhưng cuộc đấu tranh vẫn được tiếp tục một cách bến bỉ, dẻo dai và ngày càng mạnh mẽ
Trả lời: Đúng
2. Về phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX :
Phong trào chống Pháp của nhân dân ta vẫn đặt trong phạm trù phong kiến, nhưng tính chất này sẽ ngày một phai nhạt, nhất là khi nền kinh tế - xã hội Việt Nam xuất hiện những nhân tố mới.
Trả lời: Đúng
Bài tập 5 trang 124 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 5: Hãy điền chữ Đ vào ô trước câu đúng hoặc chữ S vào ô trước câu sai về các giai cấp và tầng lớp xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Giai cấp công nhân ra đời nhưng đang ở trong giai đoạn tự phát. |
|
Tư sản và tiểu tư sản mới được hình thành đang trong quá trình tập hợp về số lượng và trưởng thành về ý thức. |
|
Tư sản và tiểu tư sản đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ mang màu sắc dân chủ tư sản. |
|
Giai cấp công nhân nắm vai trò lãnh đạo các cuộc đấu tranh của nhân dân ta. | |
Nông dân là những người tiếp thu những luồng tư tưởng cách mạng mới |
Trả lời:
Đ |
Giai cấp công nhân ra đời nhưng đang ở trong giai đoạn tự phát. |
Đ |
Tư sản và tiểu tư sản mới được hình thành đang trong quá trình tập hợp về số lượng và trưởng thành về ý thức. |
Đ |
Tư sản và tiểu tư sản đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ mang màu sắc dân chủ tư sản. |
S | Giai cấp công nhân nắm vai trò lãnh đạo các cuộc đấu tranh của nhân dân ta. |
S |
Nông dân là những người tiếp thu những luồng tư tưởng cách mạng mới |
Bài tập 6 trang 125 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 6: Điền vào bảng hệ thống kiến thức những nội dung phù hợp về đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Phong trào |
Từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX |
Đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất |
Lãnh đạo |
|
|
Lực lượng tham gia |
||
Hình thức đấu tranh |
|
|
Quy mô |
||
Khuynh hướng phát triển |
||
Kết quả, ý nghĩa
|
|
|
Trả lời:
Phong trào |
Từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX |
Đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất |
Lãnh đạo |
Văn thân, sĩ phu yêu nước hưởng ứng Chiếu Cần Vương hoặc những nông dân yêu nước. |
Văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản, hoặc binh lính yêu nước trong quân đội Pháp |
Lực lượng tham gia |
Rất đông đảo (sĩ phu, trí thức phong kiến yêu nước, binh lính...), nhất là nông dân. |
Rất đông đảo (sĩ phu, trí thức phong kiến yêu nước, binh lính...), nhất là nông dân. |
Hình thức đấu tranh |
Khởi nghĩa vũ trang. |
Khởi nghĩa vũ trang, bạo động, cải cách, đình công... |
Quy mô |
Rộng khắp, chủ yếu là Bắc và Trung Kì. |
Rộng khắp, bao gồm cả Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì. |
Khuynh hướng phát triển |
Phong kiến. |
Dân chủ tư sản. |
Kết quả, ý nghĩa |
Thất bại. |
Thất bại. |
Bài tập 7 trang 126 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 7: Bằng những sự kiện lịch sử đã học, hãy chứng minh : phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (đến hết Chiến tranh thế giói thứ nhất) diễn ra liên tục, sôi nổi và rộng khắp.
Trả lời:
- Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các Hiệp ước Hácmăng (Harmand) năm 1883 và Patơnốt (Patenôtre) năm 1884, đầu hàng thực dân Pháp, song phong trào chống thực dân Pháp xâm lược vẫn diễn ra. Phong trào Cần Vương (1885-1896), một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, đã mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế (1885). Việc không thành, Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), hạ chiếu Cần Vương. Mặc dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883-1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885-1895). Cùng thời gian này còn nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài đến năm 1913.
Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra.
- Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. Ông lập ra Hội Duy tân (1904), tổ chức phong trào Đông Du (1906-1908).Chủ trương dựa vào đế quốc Nhật để chống đế quốc Pháp không thành, ông về Xiêm nằm chờ thời. Giữa lúc đó Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911). Ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục Hội (1912) với ý định tập hợp lực lượng rồi kéo quân về nước võ trang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc, nhưng rồi cũng không thành công.
Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam. ở Bắc Kỳ, có việc mở trường học, giảng dạy và học tập theo những nội dung và phương pháp mới, tiêu biểu là trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội. ở Trung Kỳ, có cuộc vận động Duy tân, hô hào thay đổi phong tục, nếp sống, kết hợp với phong trào đấu tranh chống thuế (1908).
Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũng như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt.
=>phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX (đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất) diễn ra liên tục, sôi nổi và rộng khắp.
Zaidap.com