25/05/2018, 16:28

Sơ đồ kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Để dễ dàng hơn cho việc ghi nhớ và tóm lược các nghiệp vụ phát sinh có liên quan tới chênh lệch tỷ giá hối đoái. Kế toán Centax xin chia sẻ sơ đồ kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ở bài viết này. Tại Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định, thì Tài ...

 - ảnh chính

Để dễ dàng hơn cho việc ghi nhớ và tóm lược các nghiệp vụ phát sinh có liên quan tới chênh lệch tỷ giá hối đoái. Kế toán Centax xin chia sẻ sơ đồ kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ở bài viết này.

Tại Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định, thì Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái . Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:

– Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ (chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện);

– Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính (chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện);

– Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.

Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái, có 2 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 4131 – Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi, lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (doanh nghiệp SXKD có cả hoạt động đầu tư XDCB).

– Tài khoản 4132 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái giai đoạn trước hoạt động: Phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trong giai đoạn trước hoạt động. Tài khoản này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng.

1. Sơ đồ kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi được thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ của hoạt động sản xuất kinh doanh

Các giao dịch kinh tế phát sinh liên quan tới chênh lệc tỷ giá hối đoái phát sinh khi được thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ của hoạt động sản xuất kinh doanh  được tóm tắt bởi sơ đồ kế toán sau:

  - ảnh 1

2. Sơ đồ kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi được thanh toán các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ của hoạt động sản xuất kinh doanh

Các giao dịch kinh tế phát sinh liên quan tới chênh lệc tỷ giá hối đoái phát sinh khi được thanh toán các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ của hoạt động sản xuất kinh doanh  được tóm tắt bởi sơ đồ kế toán sau:

 - ảnh 2

3. Sơ đồ kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái khi mua, bán ngoại tệ của hoạt động sản xuất kinh doanh

Các giao dịch kinh tế phát sinh liên quan tới chênh lệch tỷ giá hối đoái khi mua, bán ngoại tệ của hoạt động sản xuất kinh doanh  được tóm tắt bởi sơ đồ kế toán sau:

 - ảnh 4

4. Sơ đồ kế toán chênh lệch ỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm báo cáo

Các giao dịch kinh tế phát sinh liên quan tới chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm báo cáo được tóm tắt bởi sơ đồ kế toán sau:

  - ảnh 7

Để chi tiết hơn sơ đồ kế toán về mặt nội dung nghiệp vụ và cách hạch toán mời bạn tiếp tục tham khảo bài viết sau:

Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái – TK 413

Mời bạn đọc xem thêm:

Sơ đồ kế toán vốn đầu tư của chủ sở hữu theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Sơ đồ kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

0