24/05/2018, 17:23

Sơ đồ điều khiển

Mạch điện động cơ thường biểu diễn bằng 3 loại sơ đồ:- Sơ đồ nguyên lý : chỉ biểu diễn mạch điện chính (hình 5-21).- Sơ đồ chi tiết (sơ đồ nguyên lý điều khiển) : biểu diễn tất cả những phần tử của các thiết bị điện trong mạch chính và phụ.- ...

Mạch điện động cơ thường biểu diễn bằng 3 loại sơ đồ:- Sơ đồ nguyên lý : chỉ biểu diễn mạch điện chính (hình 5-21).- Sơ đồ chi tiết (sơ đồ nguyên lý điều khiển) : biểu diễn tất cả những phần tử của các thiết bị điện trong mạch chính và phụ.- Sơ đồ lắp ráp : Dùng để triển khai lắp ráp các thiết bị trong mạch

động cơ không đồng bộ mở máy

a. động cơ lồng sóc mở máy (xem hình 5-22)- Khi mở máy: ấn nút Nđ, lúc này cuộn dây K của khởi động từ có điện (điện áp dây 2 pha A, C) sẽ hút tất cả các tiếp điểm thường mở K, điện đi vào động cơ và động cơ quay theo một chiều cố định. Tiếp điểm phụ thường mở K mắc song song nút ấn thường mở Nđ sẽ duy trì khi bỏ tay khỏi Nđ- Khi dừng: ấn nút cắt Nc (nút ấn thường đóng) cuộn K mất điện, nhả tất cả các tiếp điểm K, động cơ mất điện từ từ dừng lại.- Cầu chì để bảo vệ ngắn mạch. Hai rơle nhiệt RN1, RN2 có tiếp điểm thường đóng mắc trên mạch điều khiển để bảo vệ động cơ khỏi bị quá tải.b. động cơ dây quấn mở máy (xem hình 5-23)- Khi khởi động: khởi động từ K có điện sẽ hút các tiếp điểm chính K để động cơ mở máy với các điện trở phụ R1 và R2 ; đồng thời các tiếp điểm phụ K đóng điện cho rơle thời gian Rtg1 để bắt đầu tính thời gian. Sau khoảng thời gian Δt1, tiếp điểm Rtg1 đóng điện cho khởi động từ 1K. các tiếp điểm chính 1K đóng sẽ ngắt mạch điện trở mở máy R1 đồng thời tiếp điểm phụ 1K đóng điện cho rơle thời gian Rtg2. Sau khoảng thời gian Δt2, tiếp điểm Rtg2 đóng điện cho khởi động từ 2K. Các tiếp điểm 2K sẽ ngắt điện mạch điện trở R2 để động cơ tiếp tục làm việc mà không có biến trở ở mạch rôto.

động cơ không đồng bộ đảo chiều quay

Dùng 2 khởi động từ để thực hiện việc đảo chiều hai pha điện vào động cơ. Ngoài ra còn dùng nút ấn liên động để đóng cắt thao tác dù nhầm cũng không ảnh hưởng.- Muốn động cơ quay phải, ta ấn nút Nđ1, cuộn dây khởi động từ K1 có điện sẽ đóng các tiếp điểm chính K1 ở mạch động lực để động cơ quay phải (thứ tự pha A - B - C), đồng thời tự duy trì bằng tiếp điểm K1 song song Nđ1.- Muốn động cơ quay trái, có thể không cần ấn nút cắt Nc để ngắt điện vào cuộn K1 mà ấn ngay nút ấn Nđ2. Vì có liên động cơ khí giữa Nđ2 và Nđ2' ở nhánh cuộn dây K1 mà khi ấn Nđ2 để đóng mạch cho cuộn dây K2 thì đồng thời hở mạch cuộn dây K1, động cơ nhanh chóng dừng lại rồi quay theo chiều ngược lại ban đầu (thứ tự pha A - C - B) tức quay trái, và tự duy trì nhờ tiếp điểm K2 mắc song song nút ấn Nđ2.- Muốn dừng ấn nút cắt Nc, cuộn dây K2 mất điện nhả các tiếp điểm thường mở K ở mạch động lực và điều khiển. Động cơ mất điện, ngừng quay. Trong sơ đồ ta thấy có tiếp điểm phụ thường đóng K2 mắc nối tiếp với cuộn dây K1, mục đích để tránh ngắn mạch hai pha đảo chiều khi tiếp điểm chính của khởi động từ bị hàn dính vì một lý do nào đó.

0