Serotonin có liên quan tới tính bốc đồng
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại đại học Cambridge cho thấy chất dẫn truyền thần kinh serotonin, hoạt động với vai trò thông điệp hóa học giữa các tế bào thần kinh, giữ vai trò quyết định đến việc kiểm soát xúc cảm ví dụ như thái độ hung hăng khi đưa ra quyết định mang tính xã hội. ...
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại đại học Cambridge cho thấy chất dẫn truyền thần kinh serotonin, hoạt động với vai trò thông điệp hóa học giữa các tế bào thần kinh, giữ vai trò quyết định đến việc kiểm soát xúc cảm ví dụ như thái độ hung hăng khi đưa ra quyết định mang tính xã hội.
Từ lâu người ta đã biết serotonin có liên quan đến các hành vi xã hội, nhưng mối quan hệ của nó với tính hung hăng, bốc đồng cũng gây ra nhiều tranh cãi. Mặc dù nhiều người đưa ra giả thuyết rằng serotonin có liên hệ với tính bốc đồng, đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra mối liên hệ này.
Phát hiện của nghiên cứu nhấn mạnh đến việc tại sao một số người trong chúng ta có thể trở nên hung hăng hay hiếu chiến khi chúng ta chưa ăn. Axit amin cần thiết cho cơ thể để tạo ra serotonin chỉ có thể thu được qua các bữa ăn. Vì vậy, nồng độ serotonin giảm một cách tự nhiên trước khi ăn - đây chính là hệ quả mà các nhà nghiên cứu tận dụng trong phương pháp thí nghiệm của họ.
Nghiên cứu đồng thời cung cấp hiểu biết về rối loạn lâm sàng, dấu hiệu tiêu biểu cho nồng độ serotonin thấp, ví dụ như trầm cảm và chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Điều này có thể giúp giải thích một số khó khăn gắn liền với những chứng rối loạn này.
Nghiên cứu do Wellcome Trust và Hội đồng nghiên cứu y tế tài trợ, cho rằng bệnh nhân trầm cảm và rối loạn lo lắng có thể được lợi từ liệu pháp dạy họ cách kiểm soát xúc cảm khi đưa ra một quyết định nào đó, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội.
Ăn thực phẩm giàu tryptophan như thịt gia cầm (súp gà) hay sôcôla có thể tăng nồng độ serotonin. (Ảnh: iStockphoto/Daniel Loiselle) |
Các nhà nghiên cứu đã có thể làm giảm nồng độ serotonin não ở những tình nguyện viên khỏe mạnh trong một thời gian ngắn bằng cách kiểm soát bữa ăn của họ. Họ sử dụng một tình huống gọi là “Trò chơi tối ưu” để kiểm tra những cá nhân với nồng độ serotonin thấp phản ứng như thế nào với những điều họ cho là không công bằng. Trong trò chơi này một người chơi đưa ra cách chia một số tiền với bạn chơi. Nếu người bạn đồng ý, cả hai người chơi được trả một số tiền tương ứng. Nếu anh ta từ chối, cả hai người không được gì.
Thông thường, con người có xu hướng từ chối khoảng một nửa số đề nghị ít hơn 20-30% tổng số tiền, bất chấp thực tế rằng họ không được gì. Tỉ lệ từ chối tăng lên hơn 80% sau khi giảm lượng serotonin. Các tính toán khác chỉ ra rằng tình nguyện viên với serotonin suy yếu không dễ dàng chán nản hay quá đa cảm đối với tiền thưởng đã mất.
Sinh viên bậc tiến sĩ Molly Crockett đồng thời là học giả Gates tại Học viện thần kinh hành vi và y tế - đại học Cambridge, cho biết: “Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng serotonin đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định mang tính xã hội bằng cách ảnh hưởng đến mức độ hung hăng trong phản ứng xã hội. Thay đổi khẩu phần ăn và trạng thái căng thẳng làm cho nồng độ serotonin tăng giảm một cách tự nhiên, vì vậy việc hiểu rõ ảnh hưởng của yếu tố này đến quyết định hàng ngày của chúng ta là một điều quan trọng”.
Chúng ta lấy Serotonin từ đâu?
Cách duy nhất để có nguyên liệu thô cho serotonin (tryptophan) là qua khẩu phần ăn. Vì vậy, nồng độ serotonin thường ở mức thấp hơn khi bạn chưa ăn - một hệ quả mà các nhà nghiên cứu tận dụng trong phương pháp thí nghiệm của họ. Ăn thực phẩm giàu trytophan như thịt gia cầm (súp gà) hay sôcôla có thể tăng nồng độ serotonin. Một số người cho rằng đây cũng là lý do tại sao họ thấy những thức ăn này có vẻ ngon.