Sẽ dùng kết quả học cấp 3 cho tuyển sinh ĐH - CĐ

Thứ trưởng từng khẳng định đổi mới thi cử là khâu then chốt, nếu vận hành sẽ giúp thay đổi toàn hệ thống giáo dục. Vậy Bộ GD&ĐT sẽ bấm nút vận hành như thế nào? - Khi thay đổi nền giáo dục từ mục tiêu trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực người học thì thi cử, kiểm tra ...

Thứ trưởng từng khẳng định đổi mới thi cử là khâu then chốt, nếu vận hành sẽ giúp thay đổi toàn hệ thống giáo dục. Vậy Bộ GD&ĐT sẽ bấm nút vận hành như thế nào?

- Khi thay đổi nền giáo dục từ mục tiêu trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực người học thì thi cử, kiểm tra đánh giá cũng phải theo xu hướng đó. Nghĩa là chuyển việc hỏi học sinh những vấn đề phải học thuộc sang vận dụng kiến thức vào thực tiễn, giải quyết vấn đề trong cuộc sống học tập của các em.

Chúng ta cũng muốn phân hóa học sinh, định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông. Do đó, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cũng nhằm hướng đó. Sẽ có những môn học sinh được lựa chọn thi, không phải thi tất cả các môn giống nhau. Cụ thể, Bộ chủ trương 2 môn công cụ là Toán, Văn thi bắt buộc, còn lại học sinh sẽ thi hai môn theo lựa chọn của mình.

Se dung ket qua hoc cap 3 cho tuyen sinh DH - CD

Bộ đang tiếp nhận ý kiến đóng góp của người dân về đổi mới thi tốt nghiệp THPT, đa số các phương án ủng hộ thi 4 môn trong đó Văn, Toán bắt buộc và 2 môn tự chọn. Ảnh: Hoàng Thùy.

Nhiều ý kiến cho rằng việc đổi mới thi tốt nghiệp THPT phải gắn liền với đổi mới thi, tuyển sinh đại học vì hai kỳ thi này không thể tách rời. Xin cho biết ý kiến của Bộ?

- Đúng là kỳ thi tốt nghiệp THPT phải tạo điều kiện cho thi, tuyển sinh đại học. Tuy nhiên hiện nay sự đồng bộ giữa hai kỳ thi này đang ở giai đoạn đầu. Chúng ta sẽ hoàn thiện hơn, nhất là khi chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện. Sẽ có các môn bắt buộc và nhiều môn tự chọn, có những kết quả trong suốt quá trình học phổ thông của học sinh sẽ được sử dụng cho tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Bộ nhận những ý kiến đóng góp về dự thảo như thế nào?

- Có rất nhiều ý kiến gửi đến Bộ. Chúng tôi thấy các ý kiến đều đồng tình với phương án Bộ đưa ra. Riêng môn Ngoại ngữ còn 2 luồng ý kiến khác nhau về việc thi cử. Tuy vậy, cả 2 luồng đều chung mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học Ngoại ngữ.

Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục trong 2014 và những năm tiếp theo để thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo là gì?

- Giáo dục phổ thông có nhiều việc đang triển khai theo tinh thần Nghị quyết Trung ương VIII. Có một trọng tâm lớn là Bộ sẽ xây dựng Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Đề án đã được trình lên Chính phủ, nếu được thông qua, Bộ sẽ xây dựng chương trình tổng thể, sau đó là chương trình cụ thể các bộ môn, các hoạt động giáo

dục.

Tuy nhiên sau khi đăng tải có rất nhiều ý kiến trái chiều quan điểm bộ giáo dục về sửa dụng kết quả học cấp 3 cho tuyển sinh đại học cao đẳng trong đó 2 nội dung ý kiến chính là không nên dùng vì lo ngại tiêu cực và nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp

Theo chị Huỳnh Phương: "Theo tôi, nên bỏ các kỳ thi giữa các bậc học phổ thông, vì đã là giáo dục phổ thông thì việc hoàn thành cấp này để lên cấp trên phải dựa vào kiến thức tổng hợp, tránh học lệch các môn phục vụ thi cử. Còn kỳ thi Đại học lại không nên bỏ, mà bỏ việc thi chung như hiện nay, trả quyền tự do tuyển sinh cho các trường, bởi lẽ Đại học là đào tạo chuyên ngành, mà đào tạo chuyên ngành thì lại xoáy sâu vào khả năng thích ứng với chuyên môn của đào tạo của từng trường chuyên ngành. Việc lấy kết quả phổ thông để tuyển sinh đại học là một ý nghĩ "điên rồ", bởi vì như thế sẽ không chọn được sinh viên thích ứng tốt với chuyên ngành đào tạo, và đất nước sẽ khó có hiền tài xuất chúng để phụng sự như những năm thập niên 90 trở về trước"

Theo anh Văn Minh: "Không nên sử dụng kết quả học cấp 3 để lưa chọn vào các trường đại học vì như vậy sẽ rẩt tiêu cực trong quá trình học cấp 3, sẽ rất màu mỡ cho thầy giáo nâng điểm, học thêm tiêu cực kiếm tiền, học sinh lại sẽ tiêu cực, thối chí. Theo tôi các trường sẽ tự có những bài kiểm tra đầu vào các kiến thức cơ bản, không phải là thi sau khi có bằng tốt nghiệp phổ thông của học sinh, căn cứ vào các bài kiểm tra này nhà trường sẽ tuyển sinh và xếp trình độ cho các thí sinh vào trường, vì khi mà các trường đã xác định được cơ chế thị trường, khảng định được thương hiệu thì sẽ có nhiều học sinh theo học. Nếu cứ tiếp tục những căn cứ kết quả của việc học tập tại bậc phổ thông chẳng những tăng tiêu cực ở bậc phổ thông và làm thui chột mất đi nhiều cá tính tốt, đột biến cần có mà ép các em phải đạt điểm cao"

Các bạn có suy nghĩ gì cùng chia sẻ box comment ở dưới góp ý kiến xây dựng cùng bộ giáo dục

Theo Hoàng Thùy (VnE)

>> Lịch thi đại học, cao đẳng năm 2014

0