Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ đào tạo các chuyên ngành về biển

Điều này được nêu rõ tại chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Chiến lược cũng yêu cầu đưa nội dung giáo dục về tài nguyên, môi trường, chủ quyền biển đảo vào chương trình giảng dạy ở các cấp học phổ thông, trung cấp, CĐ, ĐH nhằm ...

Điều này được nêu rõ tại chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Chiến lược cũng yêu cầu đưa nội dung giáo dục về tài nguyên, môi trường, chủ quyền biển đảo vào chương trình giảng dạy ở các cấp học phổ thông, trung cấp, CĐ, ĐH nhằm cung cấp thông tin, kiến thức cơ bản về biển, tài nguyên và môi trường biển nước ta, về sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường cho các tầng lớp học sinh, sinh viên.

Khuyến khích trường ĐH đào tạo các chuyên ngành về biển

Khuyến khích trường ĐH đào tạo các chuyên ngành về biển. AMH


Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong tuyên truyền, giáo dục ý thức về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

Đồng thời, đầu tư đào tạo hoặc liên kết nước ngoài đào tạo các chuyên ngành hiện chưa có hoặc ít được đào tạo tại các cơ sở trong nước, từng bước cung ứng đủ nguồn nhân lực cho nghiên cứu, điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, quản lý tổng hợp và thống nhất biển.

Nhà nước hỗ trợ hoặc ưu tiên đào tạo sau ĐH ở nước ngoài cho các ngành, lĩnh vực liên quan đến quản lý tổng hợp và thống nhất biển.

Xây dựng và thực hiện đồng bộ các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia, cán bộ có chuyên môn có kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu, điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong quản lý tổng hợp và thống nhất biển.

Nghiên cứu áp dụng các cơ chế ưu tiên, đãi ngộ đặc biệt, bù đắp xứng đáng đối với các cán bộ thường xuyên hoặc phần lớn thời gian phải hoạt động trên biển, ngoài các đảo, đặc biệt là các đảo xa, gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển.

Khẩn trương triển khai các chương trình đào tạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng phòng chống thiên tai, sự cố, thoát hiểm trên biển, kiến thức pháp luật về biển, pháp luật quốc tế và các chương trình đào tạo kiến thức tổng hợp về biển, hải đảo phục vụ công tác quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên, môi trường biển.

Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ điều tra, nghiên cứu, quy hoạch, quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, nhân lực phục vụ các nghề biển tương lai như khai thác năng lượng thủy triều, khai thác tài nguyên biển sâu, dưới đáy biển…;

Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học về biển, đặc biệt là khoa học về quản lý tổng hợp và thống nhất biển. Trong giai đoạn đầu, cần chú trọng khai thác, huy động đội ngũ cán bộ khoa học trên các lĩnh vực có liên quan tham gia lĩnh vực này…

Theo GDTD

0