Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn kĩ năng giải bài tập toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình
Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn kĩ năng giải bài tập toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán THCS Rèn kĩ năng giải bài tập toán bằng cách lập phương trình – hệ phương ...
Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn kĩ năng giải bài tập toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình
Rèn kĩ năng giải bài tập toán bằng cách lập phương trình – hệ phương trình
Bài toán giải bằng phương pháp lập phương trình và hệ phương trình là dạng bài tập thường gặp trong chương trình môn Toán lớp 8, lớp 9. Với các bài tập này, học sinh còn lúng túng, không biết cách phân tích, lập luận để lập được hệ phương trình. VnDoc.com xin giới thiệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn kĩ năng giải bài tập toán bằng cách lập phương trình – hệ phương trình", hi vọng tài liệu này giúp các thầy cô đổi mới phương pháp dạy học, giúp các em học tốt môn Toán. Mời các thầy cô cùng tham khảo.
Chuyên đề Hệ phương trình ôn thi vào lớp 10
Sáng kiến kinh nghiệm - Hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài toán cực trị trong hình học
CHUYÊN ĐỀ:
RÈN KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP TOÁN
BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH - HỆ PHƯƠNG TRÌNH
I/ Đặt vấn đề:
1/ Lý do chọn đề tài:
Toán học là bộ môn khoa học được coi là chủ lực, bởi trước hết toán học hình thành cho các em tính chính xác, tính hệ thống, tính khoa học và tính logic,... vì thế nếu chất lượng dạy và học toán được nâng cao thì có nghĩa là chúng ta tiếp cận với nền kinh tế tri thức khoa học hiện đại, giàu tính nhân văn của nhân loại.
Cùng với sự đổi mới chương trình và sách giáo khoa, tăng cường sử dụng thiết bị, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học toán nói riêng trong trường THCS hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập, hoạt động tư duy, độc lập sáng tạo của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm nâng cao năng lực phát hiện giải quyết vấn đề, rèn luyện hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức một cách khoa học, sáng tạo vào thực tiễn.
Trong chương trình Đại Số 8, Đại Số 9 dạng toán "giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình" đối với học sinh THCS là một việc làm mới mẻ, đề bài cho không phải là những phương trình có sẵn mà là một đoạn văn mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng, học sinh phải chuyển đổi được mối quan hệ giữa các đại lượng được mô tả bằng lời văn sang mối quan hệ toán học. Hơn nữa, nội dung của các bài toán này, hầu hết đều gắn bó với các hoạt động thực tế của con người, xã hội hoặc tự nhiên,... Chính vì vậy, người thầy không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức như trong sách giáo khoa mà còn dạy cho học sinh cách giải bài tập. Người thầy khi hướng dẫn cho học sinh giải các bài toán dạng này phải dựa trên các quy tắc chung là: yêu cầu về giải một bài toán, quy tắc giải bài toán bằng cách lập phương trình, phân loại các dạng toán, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các đại lượng dẫn đến lập được phương trình hoặc hệ phương trình dễ dàng, đây là bước đặc biệt quan trọng và khó khăn với học sinh.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm Toán 8 và bản thân tự tìm tòi nghiên cứu, cũng như qua việc theo dõi kết quả bài kiểm tra, bài thi của học sinh lớp 8 và lớp 9. Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp học sinh tháo gỡ và giải quyết tốt những khó khăn, vướng mắc trong học tập đồng thời năng cao chất lượng bộ môn nên bản thân đã chọn sáng kiến kinh nghiệm: "Rèn kĩ năng giải bài tập toán bằng cách lập phương trình – hệ phương trình".
2/ Mục đích nghiên cứu:
Rèn kĩ năng giải bài tập toán bằng cách lập phương trình – hệ phương trình.
3/ Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu trong đối tượng là học sinh lớp 8A1, 8A2, 9A1, 9A2 của trường THCS An Thạnh 2, năm học 2013 – 2014.
Ý tưởng của đề tài rất phong phú, đa dạng, đối tượng nghiên cứu rộng, nên bản thân chỉ nghiên cứu qua bốn phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình – hệ phương trình ở chương trình SGK, SBT toán 8, toán 9 hiện hành.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu qua tài liệu: SGK, SGV, SBT toán 8, toán 9 tài liệu có liên quan.
- Nghiên cứu qua thực hành giải bài tập của học sinh.
- Nghiên cứu qua theo dõi kiểm tra.
- Nghiên cứu từ thực tế giảng dạy, học tập của từng đối tượng học sinh.