Sản xuất giống nghêu Bến Tre
Nghêu Bến Tre là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Vỏ nghêu được sử dụng trong ngành mỹ nghệ và công nghiệp chế biến vôi cung cấp cho nuôi trồng thủy sản. Nghêu sinh trưởng nhanh, sức sinh sản lớn. Gần đây nghêu đã được chế biến đông lạnh xuất khẩu (2.000 – ...
Nghêu Bến Tre là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Vỏ nghêu được sử dụng trong ngành mỹ nghệ và công nghiệp chế biến vôi cung cấp cho nuôi trồng thủy sản. Nghêu sinh trưởng nhanh, sức sinh sản lớn. Gần đây nghêu đã được chế biến đông lạnh xuất khẩu (2.000 – 3.000 tấn nghêu thịt/năm).
Nuôi vỗ nghêu bố mẹ
Nghêu bố mẹ được thu ngay trên bãi ở Bình Đại và Bạc Liêu, có trọng lượng cá thể lớn hơn 20gr. Mang về vệ sinh sạch sẽ, đo kích thước và cân trọng lượng. Nghêu được nuôi trong hệ thống tuần hoàn với hệ thống lọc cơ học, sinh học và bể nuôi thể tích mỗi bể 100 lít. Trong quá trình nuôi nước được tuần hoàn liên tục và sau mỗi giờ nước trong bể nuôi được tuần hoàn 100%.
Mỗi bể nuôi thả từ 10 – 50 con. Hàng ngày thay từ 5 – 15% lượng nước trong hệ thống, tùy theo chất lượng nước. Nghêu bố mẹ được kiểm tra và vệ sinh mỗi ngày. Hệ thống sục khí hoạt động liên tục trong suốt thời gian nuôi.
Thức ăn chủ yếu là tảo, khi cho ăn ngừng tuần hoàn nước trong 1 – 2 giờ. Khẩu phần thức ăn cho vào bể nuôi với mật độ 60 x 103tb/m, ngày cho ăn 2 lần. Trong quá trình nuôi theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, pH, độ mặn, ôxy hòa tan.
Kích thích sinh sản
Ngâm hóa chất: Ngâm toàn bộ nghêu bố mẹ trong dung dịch NH4OH 1% trong 20 – 30 phút, sau đó cho sốc nhiệt bằng cách phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong 15 – 20 phút.
Sốc mạnh: Hạ nhiệt độ toàn bộ nghêu bố mẹ ở 6 – 80C khoảng 5 – 6 giờ và kế tiếp cho sốc nhiệt dưới ánh nắng mặt trời trong 15 –20 phút.
Uơng nuôi ấu trùng
Ấu trùng phù du: Được nuôi trong bể có thể tích từ 70 – 400 lít, mật độ nuôi từ 3 – 25 ấu trùng/m. Thức ăn chính là các loại tảo, cho vào bể với mật độ 3000 – 15000tb/m, cho ăn 2 lần/ngày. Sục khí liên tục, thay nước 60 – 70% mỗi ngày.
Ấu trùng đáy: Tiếp tục nuôi trong bể có thể tích 70 – 400 lít, cho ăn 2 lần/ngày. Nền đáy: Cát 0,5–1cm. Thay nước 50–70%/ngày hoặc chế độ tuần hoàn.
Giống nhỏ: Tiếp tục nuôi trong bể có thể tích 70 – 400 lít. Thức ăn chủ yếu là tảo như tảo đơn bào, tảo khuê... mật độ cho ăn 25000tb/m, 2 lần/ngày. Nền đáy cát từ 1 – 2cm. Thay nước 30 – 50%/ngày hoặc có chế độ tuần hoàn.
* Yếu tố môi trường trong các bể ương ấu trùng
Nhiệt độ nước 26,5 – 300C.
Độ mặn 18 – 22 phần nghìn; pH 8–8,5; DO 6 – 8mg/l; N2–N= 0,2 – 0,25mg/l.
Trong các yếu tố môi trường trên, nhiệt độ là yếu tố khó khống chế trong suốt thời kỳ ương nuôi ấu trùng và yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình SX giống.
Trong toàn bộ quá trình ương nuôi nghêu thì tỷ lệ sống từ giai đoạn thụ tinh đến giai đoạn sống đáy rất thấp, dao động từ 8 – 25%. Đây là giai đoạn quyết định đến sự thành công hay thất bại cho quá trình SX giống nhân tạo nghêu.
Chế độ thay nước trong ương nuôi sẽ góp phần nâng cao hay giảm thấp tỷ lệ sống của nghêu trong toàn bộ quá trình SX giống. Do đó cần thay nước 60 – 70%/ngày ở giai đoạn ấu trùng và sau đó có thể giảm 30 – 50% ở giai đoạn giống lớn sau 2 tháng.
Lưu ý: Nghêu Bến Tre có thể sinh sản và ương nuôi trong điều kiện nhân tạo. Nghêu thành thục có thể kích thích sinh sản bằng dung dịch NH4OH, kết hợp với sốc nhiệt... Kết quả kích thích sinh sản số lượng con cái thành thục tham gia sinh sản đạt từ 20 – 40%. Số lượng trứng thu được mỗi con cái trong một lần đẻ dao động từ 1,7 – 8,025 triệu/1 cá thể cái, bình quân 5,08 triệu trứng/1 cá thể cái, với trọng lượng con cái từ 18 – 49g. Sức sinh sản hiệu quả ước tính từ ấu trùng chữ D mạnh khỏe đưa vào ương nuôi dao động từ 70,16 – 74,39% đối với sinh sản tự nhiên và dao động trong giới hạn từ 41,9 – 50,7% đối với kích thích bằng hóa chất. Trong vòng đời, ấu trùng nghêu trải qua giai đoạn phù du từ 9–11 ngày, sau đó mới chuyển sang giai đoạn sống đáy với tỷ lệ sống giai đoạn này rất thấp dao động từ 12 – 32%. Giống nhỏ 35 ngày tuổi có kích thước 1,165mm và giống 100 ngày tuổi có kích thước khoảng 4mm.