24/05/2018, 22:09

Sách phúc âm

Các sách Phúc Âm (hay còn gọi là các sách Tin Mừng) là tên gọi chung để chỉ bốn cuốn sách đầu tiên và cũng quan trọng nhất trong kinh thánh Tân Ước. Bao gồm: Phúc Âm Mátthêu, Phúc Âm Máccô, Phúc Âm Luca và Phúc Âm Gioan (trong đó các Phúc âm Mátthêu, Máccô ...

Các sách Phúc Âm (hay còn gọi là các sách Tin Mừng) là tên gọi chung để chỉ bốn cuốn sách đầu tiên và cũng quan trọng nhất trong kinh thánh Tân Ước. Bao gồm: Phúc Âm Mátthêu, Phúc Âm Máccô, Phúc Âm Luca và Phúc Âm Gioan (trong đó các Phúc âm Mátthêu, Máccô và Luca gọi là các sách Phúc âm Nhất lãm.

Ban đầu, từ Hy Lạp "euaggelion" không chỉ một cuốn sách nhưng có nghĩa là tin mừng, tin vui ("eu" = tốt, vui ; "aggelion" = tin). Bản Bảy Mươi (LXX) là bản kinh thánh dịch ra tiếng Hy Lạp, đã sử dụng từ này trong Is 52,7: "Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ!".

Trong Phúc âm Mark 1,1 nói đến " Tin mừng Đức Giê-su Ki-tô". Có thể hiểu thành ngữ này theo hai nghĩa:

Tin mừng của Đức Giê-su Ki-tô, tức là tin mừng do chính người rao giảng (Mark 1,15 ; Matthew 11,5 và Luca 4,18).

Tin mừng về Đức Giê-su Ki-tô, nghĩa là lời rao giảng của các sứ đồ (tông đồ) về Giê-su và ơn cứu độ do người mang đến (Đức Giê-su là đối tượng của lời các tông đồ rao giảng) (Cv 5,42 ; Rm 1,1-3a).

Sau nghĩa "tin vui, tin mừng" do lời rao giảng đem đến,vào giữa thế kỷ thứ hai "euaggelion" mang ý nghĩa là sách tin mừng. Thánh Giút-ti-nô dùng với nghĩa này vào năm 150.

Ngày trước, ở Việt Nam các sách tin mừng hay phúc âm được gọi là "E-van" (do hai âm tiết đầu của chữ La-tinh "Evangenium"), sau đó lại sử dụng hai chữ Phúc âm.

Đức Giê-su không hề để lại bất cứ ghi chép nào về cuộc đời và thân thế của người. Nội dung của những lời rao giảng tiên khởi của các tông đồ trong thời kỳ sơ khia tập trung vào cái chết và sự sống lại của Giê-su. Sách Tông đồ công vụ ghi lại sáu đoạn tóm kết lời rao giảng đó (2,14-36 ; 3,12-26; 4,8b-12;5,29-32;10,34-43 và 13,16b-41). Đến một lúc nào đó nhất là khi thế hệ đầu tiên qua đi, nhiều người nhận thấy phải giữ lại những truyền khẩu. Các sách tin mừng được hình thành trên cơ sỏ thu gom những truyền khẩu và những tài liệu do các chứng nhân truyền lại.

Mặc dù được trình bày dưới bốn hình thức và của bốn tác giả khác nhau nhưng các sách tin mừng đều nhằm thuật lại cuộc đời của Giê-su. Đặc biệt là các bài rao giảng (hay còn gọi là các dụ ngôn) của người.

0