25/05/2018, 14:30

Robocon

ROBOCON, viết ghép của tiếng Anh ROBOt CONtest (Cuộc thi Robot), là tên cuộc thi chế tạo robot dành cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng khối kĩ thuật của các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương do Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á -Thái ...

ROBOCON, viết ghép của tiếng Anh ROBOt CONtest (Cuộc thi Robot), là tên cuộc thi chế tạo robot dành cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng khối kĩ thuật của các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương do Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á -Thái Bình Dương (Asia-Pacific Broadcasting Union, viết tắt là ABU) tổ chức hằng năm.

là cuộc thi được khởi xướng tại Nhật Bản. Từ năm 2002, nó trở thành cuộc thi thường niên do Hiệp hội Phát thanh và Truyền hình Châu Á Thái Bình Dương (Asia-Pacific Broadcasting Union) tổ chức tại các nước có thành viên mang tên ABU để cổ vũ cho phong trào sáng tạo robot trong thanh niên của khu vực. Thành viên tại mỗi nước được cử một đội là sinh viên của một trường đại học hay cao đẳng tham dự (ngoại trừ nước đăng cai tổ chức được cử hai đội). Trong đa số trường hợp, đội tham dự ABU được tuyển ra từ vòng thi trong nước do đài truyền hình thành viên tổ chức với cùng chủ đề. Là cuộc thi truyền hình có yếu tố kỹ thuật và tính đối kháng cao, có được sự quan tâm rất lớn của mọi thành phần trong xã hội.

Các bước tổ chức một cuộc thi ABU :

  • Nước chủ nhà công bố chủ đề cuộc thi năm nay tới các nước tham dự thông qua ABU.
  • Các trường đại học lập kế hoạch thiết kế, chế tạo robot của mình để thi theo chủ đề đó.
  • Các đài truyền hình của các nước tổ chức cuộc thi trong nước để lựa chọn đội đại diện duy nhất và ghi hình quá trình chế tạo robot của đội đại diện cho nước mình gửi đến ban tổ chức cuộc thi năm đó.
  • Đội đại diện tham gia cuộc thi. Băng ghi hình cuộc thi và các băng ghi hình quá trình chế tạo robot của các đội tham dự sẽ được ban tổ chức gửi đến các đài truyền hình để phát sóng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Các đội tham gia cuộc thi sẽ thi đấu theo chủ đề và luật chơi cho trước (sẽ thay đổi theo từng năm). Nước đăng cai tổ chức sẽ chịu trách nhiệm đưa ra chủ đề và luật chơi.

Năm Lần Tổ chức Chủ đề Đội vô địch/Trường đại học
2002 I Tokyo Chinh phục núi Phú Sĩ TelematicĐại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
2003 II Băng Cốc Cầu mây chinh phục không gian Naihoy TaminCao đẳng Công nghiệp và Giáo dục cộng đồng Sawangdandin
2004 III Seoul Cuộc đoàn tụ Ngưu Lang-Chức Nữ FXRĐại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
2005 IV Bắc Kinh Lửa thiêng rực sáng Trường Thành RoboTechĐại học Tokyo
2006 V Kuala Lumpur Vươn tới đỉnh cao BKProĐại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
2007 VI Hà Nội Khám phá Hạ Long Inspire Robot TeamĐại học Giao thông Tây An
2008 VII Pune Vươn tới bầu trời Inspire Robot TeamĐại học Giao thông Tây An
2009 VIII Tokyo Tiếng trống khải hoàn Dragon TeamHọc viện công nghệ Cáp Nhĩ Tân
2010 IX Cairo Cùng pharaông xây dựng kim tự tháp Fighters. UESTCĐại học khoa học điện tử & công nghệ Trung Quốc
2011 X Băng Cốc Loy Krathong, tình bạn thắp sáng niềm vui chưa diễn ra chưa diễn ra
2012 XI Hồng Kông Chiếc phà đi tới tưong lai chưa diễn ra
2013 XII Hà Nội Xây dựng Tháp Rùa chưa diễn ra
2014 XIII Jakarta Sắp xếp cây thánh giá chưa diễn ra
2015 XIIII Bắc Kinh Ghép hình Mao Trạch Đông chưa diễn ra
2016 XIIIII Viêng Chăn Xây dựng Thạt Luổng chưa diễn ra
…… ……… ………. ……….. ………….

Nước Số lần Năm
Trung Quốc 4 2007, 2008, 2009, 2010
Việt Nam 3 2002, 2004, 2006
Thái Lan 1 2003
Nhật Bản 1 2005

Để chọn đội tuyển tham gia cuộc thi ROBOCON quốc tế, Việt Nam tổ chức cuộc thi ROBOCON Việt Nam. ROBOCON trở thành ngày hội thường niên của sinh viên Việt Nam, là nơi tôn vinh năng lực sáng tạo của thế hệ trẻ. Ở giải đấu khu vực, các đội của Việt Nam từng được đánh giá rất cao.

Việt Nam tham gia cuộc thi ROBOCON từ năm 2002, năm đầu tiên ROBOCON trở thành cuộc thi quốc tế, và giành ngôi vô địch ngay năm đó. Đây là một kết quả ít người dự đoán được trước giải, bởi Việt Nam vốn được đánh giá là một quốc gia có trình độ khoa học - công nghệ tương đối thấp cũng như chỉ được vào vòng loại trực tiếp nhờ vé vớt. Đài truyền hình Nhật Bản NHK thậm chí còn dự định làm một thước phim nói về sự thất bại của đội Việt Nam (Telematic) từ trước khi giải đấu diễn ra. Ở các mùa giải sau, các đại diện của Việt Nam tiếp tục chứng tỏ sức mạnh với 2 chức vô địch nữa (đều từ trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh) cùng 2 giải ba vào năm 2003 và 2009. Hầu như có tiền lệ sau chức vô địch thứ ba cũng như các đội của trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh không được cử tham gia (các đội được lựa chọn khác đến từ Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ,Đại học Lạc Hồng) thì các đội tuyển của Việt Nam không thể vô địch .

Các đội Việt Nam tham gia thi đấu quốc tế:

2002: Đội Telematic, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh

  • Thành tích: Giải nhất

2003: Đội BKCT, Đại học Bách khoa Hà Nội

  • Thành tích: Giải ba

2004: Đội FXR, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh

  • Thành tích: Giải nhất

2005: Đội BK CBG1, Đại học Bách khoa Hà Nội

  • Thành tích: Không vượt qua vòng bảng

2006: Đội BKPRO, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh

  • Thành tích: Giải nhất

2007:Đội BKDC, Đại học Bách khoa Đà Nẵng

  • Thành tích: Tứ kết.

2007:Đội ĐT03, Đại học Công nghiệp Hà Nội

  • Thành tích: Không vượt qua vòng bảng

2008: Đội FEE-02, Đại học Công nghiệp Hà Nội

  • Thành tích: Tứ kết

2009: Đội SPK-Knight, Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

  • Thành tích: Giải ba.

2010: Đội LH LED, Đại học Lạc Hồng

  • Thành tích: Giải nhì
0