28/02/2018, 17:01

Radar có một không hai trên thế giới của Nga

Mặc dù gặp khó khăn về tài chính, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã đạt được nhiều thành tựu mới ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của các hệ thống radar Nga. Thành công trong việc tạo ra các hệ thống radar tầm xa dòng "Voronezh" nằm ngoài mong đợi của họ. ...

Mặc dù gặp khó khăn về tài chính, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã đạt được nhiều thành tựu mới ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của các hệ thống radar Nga. Thành công trong việc tạo ra các hệ thống radar tầm xa dòng "Voronezh" nằm ngoài mong đợi của họ.

Vào năm 2013, nhiều người tin rằng bảy trong số chín trạm radar sẽ không thể sẵn sàng chiến đấu vào năm 2018 nhưng cuối năm 2017, Nga đã chính thức tuyên bố trang bị một trạm radar “Voronezh-M" và hai trạm "Voronezh-DM". Ba hệ thống radar mới này của Nga cho phép Nga theo dõi tình hình ở cả Trung Quốc và khu vực Trung Đông.

Ngoài ra, thêm hai trạm radar loại này đang trong quá trình lắp đặt ở phía nam nước Nga và chúng có nhiệm vụ theo dõi tình hình ở khu vực Bắc Mỹ. Trạm radar thứ 10 của Nga sẽ được triển khai ở Crimea. Nguyên nhân khiến Nga đẩy nhanh tiến độ trang bị các trạm radar thế hệ mới nhằm phát hiện và chống lại các cuộc tấn công của Mỹ và phương Tây.

Ngoài ra, chi phí dành cho việc bảo trì, bảo dưỡng và vận hành các trạm mới này thấp hơn so với các thiết bị cũ, nhờ trang bị công nghệ mới nên chúng đáng tin cậy hơn, khả năng chiến đấu tốt hơn. Vì vậy, Nga sẽ tiếp tục tiến hành thay thế các trạm radar thế hệ cũ của họ.

Nga đã lấy lại được khả năng phát hiện các tên lửa cách xa hàng ngàn kilomet.
Nga đã lấy lại được khả năng phát hiện các tên lửa cách xa hàng ngàn kilomet.

Theo kế hoạch hệ thống mới "Voronezh" sẽ thay thế hệ thống "Daryal" (được dùng để phát hiện tên lửa đạn đạo) và sau đó sẽ thay thế dần các hệ thống cũ từ thời Liên Xô.

Trước đó, vào năm 2013, Nga đã chính thức ngừng sử dụng hệ thống "Daryal" ở Azerbaijan, bởi vì phía Azerbaijan đã nâng chi phí thuê từ 7 triệu USD mỗi năm lên 300 triệu USD. Nga từ chối yêu cầu này và tiến hành tháo dỡ trạm radar này ở Azerbaijan, kết thúc hợp đồng thuê 10 năm vào ngày 24/12/2012.

Trạm radar này khởi động năm 1983 và theo kế hoạch sẽ trở thành một trong những hệ thống radar chiến lược của Nga. Tuy nhiên sau khi kết thúc chiến tranh lạnh dự án này đã dừng lại và Nga chỉ tạo ra được thêm một hệ thống "Daryal" ở phía bắc của Nga.

Hệ thống "Daryal" này có nhiệm vụ phát hiện các vụ phóng tên lửa ở khu vực Bắc Mỹ theo hướng Bắc Cực. Trong khi đó trạm radar ở Azerbaijan bao phủ toàn bộ Trung Đông và Ấn Độ. Tuy nhiên hiện nay nhiệm vụ này sẽ bàn giao cho hệ thống mới Voronezh và chúng sẽ được triển khai ở bờ Biển Đen.

Thực tế sau khi kết thúc hợp đồng Nga đã đề xuất tiếp tục triển khai trạm radar Nga ở Azerbaijan và sẵn sàng trả khoản phí lớn hơn, nhưng tất nhiên không phải thêm 293 triệu USD. Thậm chí Nga sẵn sàng trả thêm cho Azerbaijan tiền điện khoảng 5 triệu USD và khoảng 10 triệu USD cho các dịch vụ khác mỗi năm. Nên nhớ rằng trạm radar này sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 500 người Azerbaijan và 1100 người Nga. Tuy nhiên, Azerbaijan dường như muốn chứng minh họ không muốn phụ thuộc vào Nga và quyết định không đồng ý.

Năm 2012 trạm radar thứ tư thuộc dòng “Voronezh” đã được triển khải ở gần Irkutsk. Đây là trạm radar đầu tiên trong số 3 trạm sẽ được triển khai ở phía đông nước Nga. Hai trạm radar tiếp theo được triển khai vào năm 2017. Các trạm triển khai ở phía Tây nước này với chi phí chỉ khoảng 50-70 triệu USD mỗi năm, trong khi đó trạm ở phía đông cao hơn với 100 triệu USD.

Hệ thống Voronezh (cũng như Daryal) có khả năng phát hiện tên lửa ở khoảng cách 6.000km. Từ năm 2005 đến năm 2011, ba trạm Voronezh-M và Voronezh-DM đã được triển khai ở phần phía tây của Nga. Trạm radar đầu tiên được triển khai gần Kaliningrad trên biển Baltic, trạm thứ hai gần bờ biển phía đông của Biển Đen (Armavir) và thứ ba - ở phía đông của Biển Baltic gần St. Petersburg.

Nga tích cực phát triển các hệ thống radar kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ và họ không còn khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo. Thực tế Liên Xô có nhiều hệ thống này nhưng sau khi tan rã lần lượt các nước trong 14 nước cộng hòa đã tách ra và sau đó các hệ thống này thuộc về họ. Tuy nhiên, các cuộc tranh chấp cũng như khả năng của một số nước cộng hòa hoặc nội chiến đã khiến các hệ thống này lỗi thời hoặc “về hưu”. Hai trạm loại này của Ukraine cũng chính thức ngừng hoạt động vào năm 2010.

Việc giá dầu trong giai đoạn 1990-2013 tăng cao cho phép Nga đầu tư tích cực nhằm khôi phục lại hệ thống phát hiện tên lửa đạn đạo. Trạm radar đầu tiên (nằm gần St Petersburg) được tao ra chỉ sau một năm rưỡi. Nó thay thế một trạm cũ, trạm này được xây dựng trong 10 năm. Nhờ thiết kế mới, công nghệ tiên tiến tính tự động hóa cao nên hệ thống này tiêu thụ ít điện hơn, cần ít người phục vụ hơn, lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng nhờ kiểu thiết kế modun.

Kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã ứng dụng nhiều công nghệ của phương Tây kết hợp với các nghiên cứu của họ tiến hành tạo ra các trạm thế hệ mới. Trạm radar được triển khai ở gần St Petersburg thay thế cho trạm ở Latvia đã ngừng hoạt động vào năm 1998 và tháo dỡ vào năm 2003. Trạm radar mới ở Armavir thực hiện các nhiệm vụ tương tự như các trạm ở Azerbaijan và Ukraine trước đó.

Với cách triển khai mới này tất cả các cuộc tấn công bằng tên lửa bị Nga phát hiện từ bất cứ hướng nào nó xuất hiện. Hệ thống này còn cho phép Nga thu thập rất nhiều dữ liệu khác nhau, và điều này cho phép họ đánh giá chi tiết tiến trình của các nước khác trong việc phát triển tên lửa đạn đạo. Bộ Quốc phòng Nga cho biết vào năm 2017, trạm radar ghi lại 50 lần phóng tên lửa đạn đạo.

0