Quy trình và phương pháp xác định, tính toán mức dự phòng cần lập
Khi có bằng chứng chắc chắn về khoản nợ phải thu là khó đòi phự hợp với quy đinh trong chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp tính toán số dự phòng cần phải lập theo từng khoản nợ theo một trong các cách sau : Cách 1 : Có thể ước ...
Khi có bằng chứng chắc chắn về khoản nợ phải thu là khó đòi phự hợp với quy đinh trong chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp tính toán số dự phòng cần phải lập theo từng khoản nợ theo một trong các cách sau :
- Cách 1 : Có thể ước tính một tỷ lệ nhất định ( theo kinh nghiệm ) trên tổng doanh số thực hiện bán chịu .
Số dự phòng cần lập = Doanh số phải thu nhân với Tỷ lệ ước tính
- Cách 2 : Dựa trên tài liệu hạch toán chi tiết các khoản nợ phải thu của từng khỏch hàng, phõn loại theo thời hạn thu nợ, các khoản hàng quá hạn được xếp loại khách hàng nghi ngờ theo quy định . Doanh nghiệp cần thông báo cho khách hàng và trên cơ sở thông tin phản hồi từ khách hàng, kể cả bằng phương pháp xác minh để xác định số dự phòng cần lập theo số % khó thu đó được thẩm định .
Dự phòng cần lập = % mất nợ có thể * Nợ phải thu khỏch hàng nghi ngờ
Cách tính thứ hai cho ta biết mức dự phòng cần lập khỏ sỏt với thực tế thất thu có thể xẩy ra, tuy nhiên cần phải mất nhiều cụng sức để tổ chức hạch toán chi tiết, phõn loại nợ, đối chiếu xác định nợ với từng khỏch hàng .
Mức dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi được lập không được vượt quỏ 20% tổng dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm .
Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vỏo bảng kờ chi tiết làm căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp .
Trước tiên doanh nghiệp phải ước tính giả trị thuần có thể thực hiện được của từng loại hàng tồn kho . Việc ước tính này dựa trên những bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính và phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính đồng thời phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho .
Trên cơ sở đó biết doanh nghiệp xác định số dự phòng cần lập cho năm tiếp theo băng các bước công việc sau :
- Bước 1 : Kiểm kê số hàng tồn kho hiện có từng loại
- Bước 2 : Lập bảng kê hàng tồn kho về số lượng và giá trị mua vào, đối chiếu với giá trị thuần có thể thực hiện được vỏo ngày kiểm kờ – ngày cuối niên độ bỏo cáo .
- Bước 3 : Tính mức dự phòng phải lập cho niên độ sau theo từng loại hàng tồn kho nào mà giá trị thuần có thể thực hiện được của nó nhỏ giá gốc ( giá hạch toán trên sổ kế toán )
- Bước 4 : Tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào bảng kê chi tiết … Bảng kê này là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán .