Quy trình ôn thi IELTS khoa học hiệu quả

Giai đoạn 1: Xây dựng kiến thức nền Ở giai đoạn này, người học cần ưu tiên củng cố lại hai mảng chính là từ vựng và ngữ pháp. Các kỹ thuật khi làm bài nghe, nói, đọc và viết nói chung cũng nên được bổ sung. Ví dụ, bạn nên biết đến cách đọc lướt, đọc lấy thông tin cho kỹ năng đọc; học ...

Giai đoạn 1: Xây dựng kiến thức nền

Ở giai đoạn này, người học cần ưu tiên củng cố lại hai mảng chính là từ vựng và ngữ pháp. Các kỹ thuật khi làm bài nghe, nói, đọc và viết nói chung cũng nên được bổ sung. Ví dụ, bạn nên biết đến cách đọc lướt, đọc lấy thông tin cho kỹ năng đọc; học viết câu phức đối với kỹ năng viết để từ đó, luyện tập các kỹ năng chuyên sâu đặc trưng của bài thi IELTS.

Giai đoạn 2: Xây dựng chiến lược làm bài

Kết thúc giai đoạn một, bạn nên làm một bài kiểm tra đánh giá sự khác biệt về năng lực của mình sau khi trải qua giai đoạn một. Nếu kiến thức nền đã có sự cải thiện đáng kể, bạn có thể bước vào giai đoạn ôn luyện các kỹ năng theo định hướng của đề thi IELTS.
Ở giai đoạn này, bạn nên học theo cấu trúc bài thi IELTS và định hình bí quyết cho mỗi dạng bài. Đề thi đọc và nghe yêu cầu kỹ năng thụ động gồm ngôn ngữ có sẵn và tồn tại trong đề bài. Đề thi nói và viết lại yêu cầu kỹ năng chủ động - bạn tự sản xuất ra ngôn ngữ dạng nói hoặc viết. Với mỗi dạng kỹ năng, người học cần có sự ôn luyện thích hợp để trau dồi cả hai.

Giai đoạn 3: Luyện và chữa đề

Ở giai đoạn này, mọi kiến thức được tổng hoà và ứng dụng vào trải nghiệm làm đề thi thật. Điểm thi được phản ánh khá chính xác gần với điểm thi thật ở giai đoạn này.
Ở bất kỳ giai đoạn nào, người học cần có những giáo trình, cập nhật kiến thức đáng tin cậy, phù hợp. Thông tin về kỳ thi, đề thi IELTS được phổ biến dưới nhiều nguồn nhưng lại chưa hẳn chính xác nên người học cần tham khảo một cách chọn lọc. Tâm lý ôn thi cũng là một yếu tố quan trọng bởi nhiều bạn muốn được luyện đề và xem thử mình đạt bao nhiêu điểm trong khi sự tích lũy kiến thức và kỹ năng ở hai giai đoạn trước đó chưa đầy đủ.

Nguồn: AMA
 

 

 
0