15/01/2018, 10:54

Quy tắc nắm bàn tay phải, quy tắc nắm bàn tay trái

Quy tắc nắm bàn tay phải, quy tắc nắm bàn tay trái Vật lý 11: Quy tắc bàn tay phải, quy tắc bàn tay trái Vật lý 11: Quy tắc bàn tay phải, quy tắc bàn tay trái Để giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức ...

Quy tắc nắm bàn tay phải, quy tắc nắm bàn tay trái

Vật lý 11: Quy tắc bàn tay phải, quy tắc bàn tay trái

Để giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức môn Vật lý lớp 11 theo từng chuyên đề, VnDoc.com đã tổng hợp tài liệu: chắc chắn các em học sinh sẽ hiểu sâu hơn về quy tắc bàn tay phải, bàn tay trái. Mời các bạn và thầy cô tham khảo.

1. Quy tắc nắm bàn tay phải

 

Ứng dụng

Ứng dụng điện từ.

Quy tắc nắm tay phải được sử dụng trong điện từ học.

Quy tắc xác định chiều dòng điện cảm ứng trong một dây dẫn chuyển động trong một từ trường.

Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

2. Quy tắc nắm bàn tay trái

Quy tắc bàn tay trái (còn gọi là quy tắc Fleming) là quy tắc định hướng của lực do một từ trường tác động lên một đoạn mạch có dòng điện chạy qua và đặt trong từ trường. Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90° chỉ chiều của lực điện từ.

Quy tắc này dựa trên cơ sở lực từ tác động lên dây điện theo biểu thức toán học:

F = I dl×B

Ở đây:

* F là lực từ

* I là cường độ dòng điện

* dl là véc tơ có độ dài bằng độ dài đoạn dây điện và hướng theo chiều dòng điện

* B là véc tơ cảm ứng từ trường.

Phương của lực F là phương của tích véc tơ của dl và B, và do đó có thể xác định theo quy tắc bàn tay trái như trên.

Cũng có thể xác định phương của F theo quy tắc bàn tay phải (xem thêm các bài viết về quy tắc bàn tay phải và tích véc tơ).

0