Quy định về kế toán tiền gửi ngân hàng
1. Kế toán tiền gửi ngân hàng là gì Cũng như cách hiểu kế toán tiền mặt thì với kế toán tiền gửi ngân hàng là việc theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến sổ phụ ngân hàng như rút tiền gửi về nhập quỹ tiền mặt, nộp tiền mặt vào tài ...
1. Kế toán tiền gửi ngân hàng là gì
Cũng như cách hiểu kế toán tiền mặt thì với kế toán tiền gửi ngân hàng là việc theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến sổ phụ ngân hàng như rút tiền gửi về nhập quỹ tiền mặt, nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, khách hàng thanh toán tiền vào tài khoản thể hiện bằng giấy báo có, Thanh toán tiền cho nhà cung cấp thể hiện bằng uỷ nhiệm chi…. toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế qua các chứng từ ngân hàng sẽ được hạch toán chi tiết. Cuối tháng, quý, năm. Kế toán kiểm tra sổ quỹ đối chiếu sổ phụ ngân hàng để có hướng xử lý kịp thời.
Tham khảo: Không phải đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế
2. Đặc điểm cần lưu ý khi hạch toán kế toán tiền gửi
– Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì đơn vị phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1388) (Nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3388) (Nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.
– Ở những đơn vị có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại).
– Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
– Trường hợp gửi tiền vào Ngân hàng bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh (Sau đây gọi tắt là tỷ giá giao dịch BQLNH). Trường hợp mua ngoại tệ gửi vào Ngân hàng thì được phản ánh theo tỷ giá mua thực tế phải trả.
Trường hợp rút tiền gửi Ngân hàng bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán TK 1122 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá thực tế đích danh.
– Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh (Kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp SXKD vừa có hoạt động đầu tư XDCB) các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền gửi ngoại tệ nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái thì các khoản chênh lệch này được hạch toán vào bên Có TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” (Lãi tỷ giá) hoặc vào bên Nợ TK 635 “Chi phí tài chính” (Lỗ tỷ giá).
– Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái thì các khoản chênh lệch tỷ giá liên quan đến tiền gửi ngoại tệ này được hạch toán vào TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (4132).