25/05/2018, 16:19

Quy định từ năm 2015: Áp dụng tỷ giá của một số trường hợp cụ thể

Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp có rất nhiều nghiệp vụ phát sinh phải dùng tới tỷ giá. Vậy tỷ giá từ năm 2015 có những quy định gì mới? Kế toán Centax xin chia sẻ cùng các bạn. 1. Tỷ giá ghi trên hóa đơn Thông tư số 39/2014/TT-BTC tại Điểm e, Khoản 2, Điều 16, quy ...

Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp có rất nhiều nghiệp vụ phát sinh phải dùng tới tỷ giá. Vậy tỷ giá từ năm 2015 có những quy định gì mới? Kế toán Centax xin chia sẻ cùng các bạn.

1. Tỷ giá ghi trên hóa đơn

Thông tư số 39/2014/TT-BTC tại Điểm e, Khoản 2, Điều 16, quy định về việc lập hóa đơn như sau:

” e) Đồng tiền ghi trên hóa đơn

Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.

Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.

Ví dụ: 10.000 USD – Mười nghìn đô la Mỹ.

Người bán đồng thời ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.

Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.”

2. Tỷ giá xác định doanh thu, chi phí và tính thuế

Theo quy định tại thông tư số 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý  thuế tại nghị định số 12/2015/NĐ-CP tại điểm 3, điều 27 quy định về đồng tiền nộp thuế và xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước, có ghi:

3. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính”

Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn tỷ giá như sau:

– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.

– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.

– Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22  tháng 12 năm 2014.”

3. Tỷ giá tính thuế của hải quan

Theo quy định Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định  thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, tại điểm 3 điều 21. quy định:

3. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm tuần trước liền kề hoặc là tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền trước ngày thứ năm trong trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ. Tỷ giá này được sử dụng để xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần

Căn cứ vào các quy định nêu trên thì:

–  Khi lập hóa đơn bán hàng tỷ giá áp dụng là tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi người bán mở tài khoản

– Khi xác định doanh thu tỷ giá áp dụng là tỷ giá của mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người bán mở tài khoản

– Khi xác định chi phí tỷ giá áp dụng là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người bán mở tài khoản

– Khi xác định giá tính thuế cho các tờ khai hải quan là tỷ giá mua vào của Hội sở chính ngân hàng Ngoại thương Việt nam

Mời bạn tham khảo bài viết: Các phương pháp và căn cứ tính thuế TNDN

Sơ đồ kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái – Tài khoản 413

0