18/06/2018, 12:29

Quảng Ninh - Miếu Tiến Công

Miếu Tiên Công nằm ngay cạnh Uỷ ban Nhân dân xã Cẩm La, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử số 34 VH/QÐ ngày 9/1/1990. Miếu được xây dựng từ lâu, đến năm Gia Long thứ 3 (1804) thì xây dựng lại và được trùng ...

Miếu Tiên Công

Miếu Tiên Công nằm ngay cạnh Uỷ ban Nhân dân xã Cẩm La, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử số 34 VH/QÐ ngày 9/1/1990. Miếu được xây dựng từ lâu, đến năm Gia Long thứ 3 (1804) thì xây dựng lại và được trùng tu sửa chữa nhiều lần về sau. Miếu xây dựng để thờ 19 vị Tiên công có công đầu tiên trong việc quai đê lấn biển lập nên đảo Hà Nam với xóm làng trù phú gồm 7 xã như ngày nay. Xưa kia đảo Hà Nam là một bãi bồi ngập nước ở cửa sông Bạch Ðằng. Năm 1434 khi vua Lê Thái Tông lên ngôi, cho mở mang kinh thành, 19 cụ quê ở phường Kim Hoa, phủ Hoài Ðức, thành Thăng Long (trong đó có 4 cụ là Quốc tử giám sinh và 3 cụ là Hiệu sinh) đã rủ nhau xuống đây tìm đất mới. Các cụ đã dựa vào các đường đất cao ở bãi bồi này cùng với dân vạn chài ở đây quai đê lấn biển, lập nên phường Bông Lưu (sau thành xã Phong Lưu gồm Cẩm La, Yên Ðông, Phong Cốc). Miếu kiến trúc theo kiểu chữ Nhị (=) gồm 3 gian, 2 trái tiền đường và 3 gian hậu cung, khám thờ bài vị, bia đá, câu đối, đại tự được chạm trổ điêu khắc mang dấu ấn thời Nguyễn. Lễ hội "miếu Tiên Công" vào ngày 7 tháng giêng âm lịch hàng năm.

0