Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam C. Mác, Ph.Ăngghen. V.I.Lênin đều khẳng định tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chỉ rõ vị trí lịch sử, nhiệm vụ đặc thù của nó trong quá trình vận động, phát triển của hình thái kinh tế - ...
Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
C. Mác, Ph.Ăngghen. V.I.Lênin đều khẳng định tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chỉ rõ vị trí lịch sử, nhiệm vụ đặc thù của nó trong quá trình vận động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Câu hỏi. ?
Trả lời:
- Thực chất, loại hình và đặc điểm của thời kỳ quá độ
C. Mác, Ph.Ăngghen. V.I.Lênin đều khẳng định tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chỉ rõ vị trí lịch sử, nhiệm vụ đặc thù của nó trong quá trình vận động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.
Quan niệm Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quan niệm về một hình thái quá độ gián tiếp cụ thể - quá độ từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu sau khi giành được độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính ở nội dung cụ thể này Hồ Chí Minh đã cụ thể và làm phong phú thêm lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Đặc điểm của thời kỳ quá độ
Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước ta có đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm
này chi phối các đặc điểm khác, thể hiện trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội và làm cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Trong đó Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của nước ta.
- Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Theo Hồ Chí Minh, thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Thực chất của quá trình cải tạo và phát triển nền kinh tế quốc dân cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go phức tạp trong điều kiện mới, khi mà nhân dân ta hoàn thành cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ so sánh lực lượng trong nước và quốc tế đã có những biến đổi. Điều này đòi hỏi phải áp dụng toàn diện các hình thức đấu tranh cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm chống lại các thế lực đi ngược lại con đường xã hội chủ nghĩa.
Theo Hồ Chí Minh, do những đặc điểm và tính chất quy định, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một quá trình dần dần, khó khăn, phức tạp và lâu dài. Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao gồm hai nội dung lớn:
Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.
Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến tính chất tuần tự, dần dần của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tính chất phức tạp và khó khăn của nó được Hồ Chí Minh lý giải trên các điểm sau:
Thứ nhất, đây thực sự là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội, cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Nó đặt ra và đòi hỏi đồng thời giải quyết hàng loạt mâu thuẫn khác nhau.
Thứ hai, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta chưa có kinh nghiệm, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Đây là công việc hết sức mới mẻ đối với Đảng ta, nên phải vừa làm, vừa học và có thể có vấp váp và thiếu sót. Xây dựng xã hội mới bao giờ cũng khó khăn, phức tạp hơn đánh đổ xã hội cũ đã lỗi thời.
Thứ ba, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta luôn luôn bị các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm cách chống phá.