Quản lý sinh viên: Một bài toán khó

Khó kiểm soát sinh viên ngoại trú (ảnh chỉ mang tính chất minh họa) Theo ông Phạm Huy Cường - Phó Trưởng Phòng Chính trị và Công tác sinh viên (ĐH KHXH& NV Hà Nội), chỉ có hơn 1.000/hơn 6.000 SV của trường được ở nội trú trong KTX Mễ Trì (Trung tâm hỗ trợ SV ĐH Quốc gia Hà Nội). Đó là ...

Quan ly sinh vien: Mot bai toan kho
Khó kiểm soát sinh viên ngoại trú (ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
 
Theo ông Phạm Huy Cường - Phó Trưởng Phòng Chính trị và Công tác sinh viên (ĐH KHXH& NV Hà Nội), chỉ có hơn 1.000/hơn 6.000 SV của trường được ở nội trú trong KTX Mễ Trì (Trung tâm hỗ trợ SV ĐH Quốc gia Hà Nội). Đó là diện ưu tiên, còn lại là SV ngoại trú. Việc quản lý SV nội trú được nhà trường và Ban quản lý KTX Mễ Trì phối hợp triển khai thường xuyên, song quản lý SV ngoại trú khó khăn hơn do số lượng lớn, ở phân tán nhiều nơi.
 
Nhà trường yêu cầu SV ngoại trú kê khai thông tin khai báo nơi ở tạm trú cũng như các thông tin liên lạc khác trên hệ thống phần mềm của trường để quản lý khi cần thiết. Nhà trường tổ chức Tuần sinh hoạt công dân – SV trang bị kiến thức, kỹ năng sống cho SV năm thứ nhất; Đối thoại giữa lãnh đạo Nhà trường với SV hằng năm để giải đáp những khúc mắc SV đặt ra; Giao cho các tổ chức đoàn thể của SV tìm kiếm thông tin nhà ở hỗ trợ SV, đặc biệt là SV năm thứ nhất; thường xuyên phối hợp với các cơ quan công an phường, quận và PA83 trong quá trình xác minh lý lịch, quản lý SV tại các địa bàn dân cư… Tuy nhiên, theo ông Cường việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương trong việc quản lý SV ngoại trú còn hình thức và chưa đạt hiệu quả.
 
Học viện Hành Chính Quốc gia (HV HCQG) cơ sở phía Bắc hiện có 3.700 SV nhưng trường không có quỹ đất để xây dựng KTX cho SV, chỉ có một khu KTX ưu tiên cho SV Lào theo học tại trường ở, nên 100% SV của trường đều phải ở ngoại trú. 
 
Bà Bùi Thị Tư - Trưởng Phòng Giáo dục thể chất - Chính trị và Quản lý SV của Học viện này cho biết: "Nếu như SV ở nội trú thì nhà trường còn có thể kiểm soát được. Nhưng 3.700 SV với gần 3.700 chỗ ở rải rác trên khắp địa bàn Hà Nội, có em một năm thay đổi chỗ ở chục lần nên việc quản lý rất khó khăn”. 
 
Bà Tư cũng cho biết: Nhà trường thường xuyên nhắc nhở SV khi thay đổi chỗ ở phải liên hệ với chính quyền địa phương đăng ký tạm trú, tạm vắng theo đúng quy định của pháp luật. Và hiện trường có 100% SV ở ngoại trú nhưng chưa có văn bản quy định và sổ quản lý SV ngoại trú.
 
Cần có sự phối hợp hiệu quả hơn giữa nhà trường và chính quyền địa phương trong quản lý SV ngoại trú. Chính quyền địa phương cần có biện pháp nâng cao trách nhiệm của các chủ nhà trọ. Các trường nên thường xuyên tổ chức các sân chơi và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... giúp SV tránh xa các tệ nạn xã hội và có cuộc sống lành mạnh.
 
Theo ĐĐK

>> Ngắm kí túc xá có một không hai của sinh viên

0