Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước
Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước Nói đến bộ máy nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng là đề cập tới hệ thống, gồm nhiều bộ phận liên quan, gắn bó và ràng buộc lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Bộ phận này là điều kiện của bộ phận kia và ...
Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước
Nói đến bộ máy nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng là đề cập tới hệ thống, gồm nhiều bộ phận liên quan, gắn bó và ràng buộc lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Bộ phận này là điều kiện của bộ phận kia và ngược lại.
Câu hỏi. ?
Trả lời:
Trước hết, nói về quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng bộ máy nhà nước.
Nói đến bộ máy nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng là đề cập tới hệ thống, gồm nhiều bộ phận liên quan, gắn bó và ràng buộc lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Bộ phận này là điều kiện của bộ phận kia và ngược lại. Tuy nhiên, mỗi bộ phận lại có chức năng, vị trí riêng, có tính độc lập tương đối trong toàn bộ hệ thống, cả bộ máy phải đạt được những tiêu chí chung và có mục đích chung. Bộ máy nhà nước theo quan điểm Hồ Chí Minh phải bảo đảm hiện đại, dân chủ, hiệu lực, phù hợp với tình hình, đặc điểm từng giai đoạn lịch sử. Quyền lực của bộ máy nhà nước thuộc về nhân dân và nhân dân sử dụng quyền lực thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Bộ máy như vậy là thể hiện bản chất dân chủ của nhà nước kiểu mới: mạnh mẽ. sáng suốt, hoạt động vì lợi ích của nhân dân Quyền lực của bộ máy nhà nước thì không chia sẻ theo kiểu “tam quyền phân lập”, mà tập trung, thống nhất. Nhưng để bộ máy hoạt động có hiệu quả thì có sự phân công thực hiện các chức năng cụ thể. Bộ máy đó gồm:
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước có quyền lập pháp, biểu quyết ngân sách và giải quyết những vấn đề chung trên phạm vi toàn quốc theo chức năng của mình. Quốc hội chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài. Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, biểu quyết danh sách Thủ tướng và các bộ trưởng.
Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất của Nhà nước, hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật. Chính phủ là cơ quan thần kinh điều chỉnh mọi hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước.
Bộ máy tư pháp gồm tòa án viện kiểm sát hoạt động độc lập theo pháp luật và lương tâm không phụ thuộc với bất cứ một quyền lực nào. Thẩm phán được Chính phủ bổ nhiệm. Khi xét xử có sự tham gia của phụ (hội) thẩm nhân dân. Quyền bào chữa, biện hộ của các bị cáo được bảo đảm. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bộ máy tư pháp thể hiện tính dân chủ. hiện đại đáp ứng nguyện vọng của nhân dân về một nền công lý sáng suốt.
Nền hành chính tập trung theo nguyên tắc dân chủ. Để nền hành chính hoạt động có hiệu quả, Hồ Chí Minh quan tâm tới giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền các cấp. Theo đó, nhà nước trung ương thực hiện sự thống nhất tập trung công việc có tính chất quốc gia, còn chính quyền địa phương giải quyết những công việc theo chức năng, quyền hạn của mình. Hội đồng nhân dân do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, quyết định những vấn đề trong phạm vi của mình nhưng phải theo đúng Hiến pháp và pháp luật.
Tùy theo hoàn cảnh lịch sử để vận dụng sáng tạo, nhưng vẫn bảo đảm quy định của Hiến pháp và pháp luật, nhằm đem lại hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước trong mọi tình huống.
Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
Nói đến bộ máy nói riêng và mọi hoạt động của nhà nước nói chung là nói tới con người, nói tới đội ngũ cán bộ, công chức. Bởi vì. mọi việc đều do con người làm ra cán bộ tốt thì bộ máy hoạt động tốt, cán bộ dở thì bộ máy hoạt động kém, thậm chí không chạy. Vì vậy, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm tới đội ngũ cán bộ, công chức cả hai mặt xây và chống.
Trước hết. Hồ Chí Minh chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức có trình độ văn hóa, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một tiêu chuẩn cơ bản của người cầm cân nảy mực cho công lý.
Trong điều kiện vừa thoát khỏi chế độ của thực dân, phong kiến, chúng ta chưa có kinh nghiệm trong quản lý đất nước. Vì vậy, cán bộ nhà nước phải biết quản lý nhà nước. Hồ Chí Minh vừa sử dụng viên chức, quan lại dưới chế độ cũ vừa tích cực tìm người tài đức vì kiến thiết cần có nhân tài.
Cần lưu ý thêm khi bàn về công chức, Hồ Chí Minh coi “cán bộ là nguồn vốn của Nhà nước”, “cái gốc của mọi công việc’-. Vì vậy. trong Quy chế công chức, Người xác định rõ vị trí và nhiệm vụ của công chức. Vì công chức giữ một vị trí và nhiệm vụ nhất định trong bộ máy nhà nước, nên phải đem hết tất cả sức lực và tâm trí để làm việc cho nhân dân. Họ cần có một địa vị xứng đáng với tài năng của mình, nằm trong thang lương nhất định và phải có quy chế khung thi tuyến. Như vậy, có thể thấy Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tính chất chuyên nghiệp của công chức theo chế độ chức nghiệp.
Nói đến cán bộ công chức, cùng với xây những phẩm chất tốt cần chống lại những thói hư tật xấu. Hồ Chí Minh là lãnh tụ nhìn xa, trông rộng. Ngay sau khi có chính quyền cách mạng. Người đã chỉ ra những căn bệnh trong bộ máy nhà nước và trong cả hệ thông chính trị. Từ đó Người trăn trở với cách để phòng và khắc phục những thói tật của cán bộ, công chửc. Đó là những thứ “giặc nội xâm”, “giặc trong lòng" mà rõ nhất là tham ô, lãng phí, quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, óc bè phái, đặc quyền đặc lợi, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo... Theo Hồ Chí Minh, tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là bạn đồng minh của thực dân phong kiến . Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta phá từ trong phá ra . Tội lỗi ấy nặng như Việt gian, mật thám. Vì vậy, chống “giặc trong lòng” cũng cần kíp như việc đánh giặc trên mặt, trận. Đáng chú ý bệnh quan liêu. Những người mắc bệnh quan liêu là trọng hình thức, thích khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi, đến chốn... thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững... Thế,là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí. Vì vậy. muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu. Đây chính là tinh thần của Lênin khi cho rằng tệ quan liêu sẽ làm tiêu vong chúng ta.
Tóm lại xây dựng bộ máy và cán bộ công chức liên quan với nhau. Bộ máy trong sạch, vững mạnh là nhờ đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, vững mạnh. Đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch thì bộ máy trong sạch.