12/01/2018, 16:37

Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân

Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chi Minh là kiểu nhà nước xôviết. tức nhà nước theo học thuyết Mác - Lênin. Đã là nhà nước theo học thuyết Mác - Lênin thì đặc điểm lớn nhất là nhà nước công nông. Nhưng xuất phát từ hoàn cảnh Việt Nam với sự ...

Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân

Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chi Minh là kiểu nhà nước xôviết. tức nhà nước theo học thuyết Mác - Lênin. Đã là nhà nước theo học thuyết Mác - Lênin thì đặc điểm lớn nhất là nhà nước công nông. Nhưng xuất phát từ hoàn cảnh Việt Nam với sự tham gia của nhân dân vào quá trình đấu tranh giành chính quyền cách mạng.

Câu hỏi. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, dân?

Trả lời:

Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chi Minh là kiểu nhà nước xôviết. tức nhà nước theo học thuyết Mác - Lênin. Đã là nhà nước theo học thuyết Mác - Lênin thì đặc điểm lớn nhất là nhà nước công nông. Nhưng xuất phát từ hoàn cảnh Việt Nam với sự tham gia của nhân dân vào quá trình đấu tranh giành chính quyền cách mạng. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Hồ Chí Minh đã khẳng định: Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Nhà nước của dân, do dân, vì dân có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Nhà nước của dân: Quan điểm nhất quán và sâu sắc nhất về Nhà nước của dân là mọi quyền lực của Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Điều này được ghi trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 và sau đó tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp 1959. Điều thứ nhất Hiến pháp 1946 ghi: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bình trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, tôn giáo’.

“Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra”! (Điều 20). Đây là điều thuộc về quyền dân chủ đại diện. “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia”2 (Điều 21). Điểu 4 Hiến pháp 1959 ghi: “ Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”3. Nhân dân có quyền làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bầu ra Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thể hiện quyền tối cao của nhân dân.

Nhà nước của dân tức là quyền hạn trong tay dân và dân ủy quyền cho các đại biểu của mình kể cả chức vụ Chủ tịch nước. Khi nói về chức vụ Chủ tịch nước khi mình đang đảm nhiệm. Hồ Chí Minh cho rằng “Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui”.

Như vậy nhà nước của dân là xác định vị thế của dân - dân là chủ và nghĩa vụ của dân - dân làm chủ. Hồ Chí Minh thường nhắc nhở dân bầu mình ra là để làm việc cho dân chứ không phải để cậy thế với dân, vác mặt làm quan cách mạng, đè đầu cưỡi cổ dân. Trong nhà nước của dân địa vị cao nhất là dân, quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng. Giá trị lớn nhất từ thắng lợi Cách mạng Tháng Tám là từ đây quyền lực nhà nước của toàn dân chứ không phải trong tay một bọn ít người.

Nhà nước do dân: Điểm quan trọng nhất khi nói tới nhà nước do dân là “Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra". Đồng thời nhân dân đóng góp sức người, sức của, trí tuệ để xây dựng nhà nước. Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh: “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. "Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên ’. “Nước lấy dân làm gốc. Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.

Nhà nước do dân tức là dân xây dựng nhà nước, góp ý kiến phê bình Chính phủ để Chính phủ phục vụ dân tốt hơn, tham gia quản lý nhà nước như bầu ra Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước; Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ (tức Chính phủ). Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật.

Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý, điều hành xã hội đều thực hiện ý chí của dân thông qua Quốc hội do dân bầu ra.

Nhà nước vì dân: Quan trọng nhất của nhà nước vì dân là “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. Một nhà nước mà lợi ích vì dân thì việc gì lợi cho dân - dù nhỏ mấy - cũng phải hết sức làm; việc gì hại cho dân - dù nhỏ mấy- cũng phải hết sức tránh. Phải làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành. Nhà nước vì dân thì mọi chính sách, chủ trương của Nhà nước đều phải xuất phát từ nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân. Nhà nước vì dân thì từ Chủ tịch nước đến Bộ trưởng, Thứ trưởng và cán bộ công chức đều là đầy tớ trung thành của nhân dân tức là phục vụ nhân dân một cách tốt nhất.

Nhà nước vì dân thì phải luôn luôn giữ cho bộ máy trong sạch, không có bất kỳ đặc quyền, đặc lợi nào: phải chống mọi tiêu cực trong bộ máy nhà nước như tham ô, lãng phí, quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, vô cảm, đùn đẩy trách nhiệm trước khó khăn của dân.

 

0