Quá trình lịch sử – tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế – xã hội
Khi phân tích sự phát triển của lịch sử nhân loại theo lý luận cấu trúc hình thái kinh tế – xã hội, C.Mác đã cho rằng: "Sự phát triển của những hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tư nhiên". Tính chất lịch sử – tự nhiên của quá trình phát triển ...
Khi phân tích sự phát triển của lịch sử nhân loại theo lý luận cấu trúc hình thái kinh tế – xã hội, C.Mác đã cho rằng: "Sự phát triển của những hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tư nhiên".
Tính chất lịch sử – tự nhiên của quá trình phát triển các hình thái kinh tế – xã hội được thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo các quy luật khách quan, đó là các quy luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế – xã hội, là hệ thống các quy luật xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học,… mà trước hết và cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật kiến trúc thưọng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng.
Hai là, nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,… của xã hội, suy đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội đó. V.I.Lênin từng nhấn mạnh một phương pháp luận quan trọng khi nghiên cứu về xã hội là: "Chỉ cố đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên".
Ba là, quá trình phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội, tức là quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế – xã hội trong lịch sử nhân loại và sự phát triển của lịch sử xã hội loài người có thể đo sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan, nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là sự tác động của các quy luật khách quan. Dưới sự tác động của quy luật khách quan mà lịch sử nhân loại, xét trong tính chất toàn bộ của nó là quá trình thay thế tuần tự của các hình thái kinh tế – xã hội: nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và tương lai nhất định thuộc về hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Trong khi khẳng định tính chất lịch sử – tự nhiên, tức tính quy luật khách quan của sự vận động, phát triển xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin cũng đồng thời khẳng định vai trò của các nhân tố khác đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử mỗi cộng đồng người cụ thể nói riêng. Đó là sự tác động của các nhân tố thuộc về điều kiện địa lý, tương quan lực lượng chính trị của các giai cấp, tầng lớp xã hội, truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng người, điều kiện tác động của tình hình quốc tế đối với tiến trình phát triển của mỗi cộng đồng người trong lịch sử, v.v. Chính do sự lác động của các nhân tố này mà tiến trình phát triển của mỗi cộng đồng người có thể diễn ra với những con đường, hình thức và bước đi khác nhau, tạo nên tính phong phú, đa dạng trong sự phát triển của lịch sử nhân loại. Tính chất phong phú, đa dạng của tiến trình phát triển các hình thái kinh tế – xã hội có thể bao hàm những buớc phát triển "bỏ qua" một hay một vài hình thái kinh tế – xã hội nhất định. Tuy nhiên, những sự "bỏ qua" như vậy đều phải có những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định.
Như vậy, lịch sử nhân loại nói chung, lịch sử phát triển của mỗi cộng đồng người nói riêng vừa tuân theo tính tất yếu của các quy luật xã hội, vừa chịu sự tác động đa dạng của các nhân tố khác nhau, trong đó có cả nhân tố hoạt động chủ quan của con người. Từ đó lịch sử phát triển của xã hội được biểu hiện ra là lịch sử thống nhất trong tính đa dạng và đa dạng trong tính thống nhất của nó.