24/02/2018, 19:15

Nhận xét về giọng điệu trong bài thơ Tức cảnh Pắc Bó của Hồ Chí Minh.

Bài làm – Câu thơ đầu có giọng điệu thoải mái, cho thấy Bác Hồ sống thật ung dung, đồng điệuvới nhịp sống của núi rừng Pắc Bó: Sáng ra bờ suối tối vào hang. Câu thơ ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi, gợi cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: ...

Bài làm

–   Câu thơ đầu có giọng điệu thoải mái, cho thấy Bác Hồ sống thật ung dung, đồng điệuvới nhịp sống của núi rừng Pắc Bó:

Sáng ra bờ suối tối vào hang.

Câu thơ ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi, gợi cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng – tối, ra – vào.

–   Câu thơ thứ hai vẫn tiếp tục mạch cảm xúc đó nhưng có thêm nét tươi vui, thích thú. Đó là sự sẵn sàng của các loại thức ăn thường nhật:

Cháo bẻ rau măng vẫn sẵn sàng.

–   Hai câu thơ đầu nói về sinh hoạt thường ngày của Bác trong ăn ở. Câu thơ thứ ba cũng diễn tả sinh hoạt đó nhưng ở một khía cạnh khác: làm việc.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.

Câu thơ trên thể hiện hơn nữa sự thích thú của Bác với điều kiện sinh hoạt tại Pắc Bó, đồng thời cũng làm nổi bật hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trên chiến khu. Giọng điệu thơ khỏe khoắn và nhiều ấn tượng.

Từ láy duy nhất trong bài thơ: chông chênh tạo nên một khung cảnh vừa mạo hiểm vừa gợi cảm, tạo cho người đọc chút tò mò. Ba chữ dịch sử Đảng toàn vần trắc làm cho lời thơ thêm mạnh mẽ. Trung tâm của bức tranh Pắc Bó là hình tượng người chiến sĩ cách mạng vừa chân thực, sinh động vừa mang một sứ mệnh lớn lao, một tư thế uy nghi giống như một tượng đài về tinh thần cách mạng. Dịch sử Đảng ở đây là sử Đảng Liên Xô, đó chính là khởi nguồn cho thắng lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.

–   Câu thơ cuối cùng toát lên được tinh thần của toàn bài thơ:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Sang ở đây hoàn toàn không phải là sang trọng theo cách hiểu hiện đại mà chính là sự sang trọng trong chính lối sống, sinh hoạt, làm việc và sự cống hiến của người chiến sĩ cách mạng. Câu thơ trên không thuyết minh cho toàn bài thơ nhưng đã làm cho bài thơ có một sức hấp dẫn kì lạ. Sức hấp dẫn ấy đến từ giọng điệu của câu thơ và toàn bài thơ.

0