12/06/2018, 15:58

Quả trám là gì?

Nội dung bài viết gồm: Có 2 loại: Cả 2 đều thuộc họ Trám (Burseraceae). Mô tả Trám là cây thân mộc, cao từ 15-25m, to, cành phân bố rộng, rễ cây bám sâu trong lòng đất. Tán lá rộng và xanh quanh năm, lá kép lông chim sẻ, mọc so le, có 7-11 lá chét. Lá chét hình trái xoan, ...

Nội dung bài viết gồm:

Có 2 loại:

Cả 2 đều thuộc họ Trám (Burseraceae).

trám đen

Mô tả

Trám là cây thân mộc, cao từ 15-25m, to, cành phân bố rộng, rễ cây bám sâu trong lòng đất. Tán lá rộng và xanh quanh năm, lá kép lông chim sẻ, mọc so le, có 7-11 lá chét. Lá chét hình trái xoan, phía mặt trên lá màu xanh nhạt, bóng, phía dưới có lông ánh bạc. Lá gần gốc đầu có mũi nhọn ngắn, lá phía trên có đầu thuôn dài.

Cây trám ra hoa vào tháng 6-7, cụm hoa mọc ở ngọn thành chùm kép, lá bắc hình vảy. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc thưa.Quả trám đen có hình trứng, màu tím đen sẫm, dài 3-4cm, rộng 2cm, hạt cứng có 3 ngăn. Mùa quả vào tháng 10-12. Quả trám trắng có hình thoi, màu xanh nhạt, khi chín ngả vàng, dài 45mm, rộng 25mm, hạt cứng nhẵn, hình thoi với 2 đầu nhọn, 3 ngăn.

trám trắng

Phân bố và thu hoạch

Trám phân bố tự nhiên ở Trung Quốc, vùng biển Ngà, Lào, Thái Lan,… Ở Việt nam, trám được trồng rộng khắp cả nước, chủ yếu được phan bố ở các tỉnh miền Bắc như Sơn La, Hà Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang,…, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Trám đươc thu hoạch vào tháng 9-10, trám đen thường thu hoạch sớm hơn trám trắng ít ngày. Cây trám cao, gỗ cây giòn, quả lại mọc trên cao tít đầu cành, vì vậy khi đến mùa thu hoạch, người dân thường đóng vào gốc cây mấy chiếc đinh càu cỡ 10cm. Do cây trám kỵ chất sắt nên hôm nay đóng ngày mai quả sẽ rụng hết. Sau khi thu được quả, chỉ cần rút đinh ra khỏi cây là được.

cây trám

Thành phần hóa học

Trong quả trám có chứa hydrat cacbon, protid, chất béo, beta- caroten, axit oleannolic, các khoáng chất như canxi, kali, photpho, sắt, magie, kẽm, mangan,…và vitamin C. Hạt quả chám chứa axit béo.

Trong đông y, trám có vị chua, ngọt, chat, tính ấm, bổ vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, điều trị các bệnh về hầu họng sưng đau, ho đờm,… Quả xanh có tác dụng giải độc, quả chín có tác dụng an thần, trị động kinh.

Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ quả trám

1. Chữa viêm họng mạn tính: Cho 6g trám vào đun sôi rồi thêm 6g trà xanh vào đun tiếp 15 phút. Sau đó chắt lấy nước hòa 1 thìa mật ong vào uống từng ngụm.

2. Chữa họng đau rát: Lấy trám trắng tươi lượng tùy ý và 1kg của cải trắng nấu nhừ trong vài tiếng, lấy nước uống.

3. Chữa ho khan: Lấy 20 quả trám đen muối sắc cùng 50g vỏ đậu phụ, lọc lấy nước uống.

4. Trị động kinh: Dùng 480g trám tươi đập nát rồi sắc ký lấy nước, cho thêm 24g uất kim hương vào sắc cùng. Sau cùng, cho 24g phèn chua vào sắc tiếp cho đến khi còn 500ml, chia uống mỗi ngày 20ml với nước ấm vào buổi sáng.

5. Chữa kiết lỵ: Lấy 100g trám tươi , để nguyên hạt sắc 2-3 lần lấy nước, trộn đều rồi cô lại lấy cao, chia thành 3 lần uống trước bữa ăn.

6. Chữa viêm da, viêm loét: Lấy 1kg trám sắc với 1 lít nước, đun lửa nhỏ, lọc lấy nước để ngâm rửa.

7. Chữa đau răng và ngăn ngừa sâu răng:

Bài thuốc 1: Lấy 50g quả trám bóc hạt, hạt đốt thành than. Sấy khô 10g lá nhãn và 10g lá lốt, tán bột mịn, trộn đều 3 vị cho vào chỗ đau mỗi lần 1 lượng nhỏ bằng hạt ngô, ngày làm 3 lần.

Bài thuốc 2: Lấy vỏ thân cây trám cạo vỏ đen bên ngoài, thái mỏng phơi khô, sắc lấy nước, ngậm trong 10 phút rồi nhổ ra, ngày làm nhiều lần.

Bài thuốc 3: Quả trám đốt thành than, tán bột mịn trộn với một ít xạ hương rồi cho vào chỗ răng đau.

8. Bị hóc xương cá: Lấy quả trám trắng hoặc trám đen nhai giập rồi nuốt dần. Hoặc đun 5 quả trám lấy nước, ngậm và nuốt dần. Đối với trường hợp hóc cá xương nhỏ thì lấy hạt quả trám đốt tồn tính, rễ cây đậu ván trắng thái nhỏ. Cả hai tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 4-6g.

9. Chữa ho có đờm: Lấy 30g trám, 6g cam thảo, 10g mạch môn, 15g huyền sâm, hãm thay trà uống trong ngày, uống liên tục 10 ngày.

10. Giãi rượu: Lấy 100g trám tươi bỏ hạt nấu kỹ, thêm vào 50g phèn chua rồi cô đặc lại, ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2-3g. Hoặc dùng trám tươi bỏ hạt, khía đường nhỏ rồi nhét phèn vào, nhai và nuốt dần.

tác dụng của quả trám

11. Nôn mửa khi có thai: Hấp cách thủy 12g trám với 9g vỏ quýt, hấp chín rồi uống.

12. Trị đau đầu, trướng bụng, đau quặn, phong hàn cảm mạo: Cho 10g trám tươi bỏ hạt, 15g hành, 10g tử tô và 10g gừng tươi, đun với 1,2l nước, đun kỹ cho đến khi còn 500ml thì ho thêm một ít muối, lọc lấy nước uống trong ngày.

13. Chữa khô miệng, hay khạc nhổ nước miếng: Lấy 5 quả trám tươi bỏ hạt, 5g kim thạch hộc thái nhỏ, 5g rễ lau thái nhỏ, 5g mã thầy gọt vỏ, 2 quả lê gọt vỏ, 10g mạch đông và 10 miếng ngó sen. Cho tất cả đun nhỏ lửa với 2 lít nước trong 1 giờ, bỏ bã và để nước nguội uống trong ngày.

14. Giải nhiệt, thanh phế, lợi hầu họng: Lấy 10g trám tươi bỏ hạt, 10g cam, 120g ngó sen tươi, 150g mã thầy, 6g gừng tươi, cho tất cả giã nát vắt (ép) lấy nước để uống.

15. Chữa ho gà, ho do cảm lạnh: Lấy lượng vừa đủ trám đen nấu với đường phèn lấy nước uống.

16. Hỗ trợ điều trị viêm tắc mạch máu: Lấy 200g quả trám trắng luộc lấy quả ăn và lấy nước uống hàng ngày. Dùng liên tụ 1-2 tháng.

17. Chữa nứt nẻ, kẽ chân kẽ tay khi trời rét: Lấy vừa đủ một lượng hạt trám trắng, đốt thành than, tán bột mịn trộn với dầu thực vật (dầu oliu, dầu dừa,..) bôi vào chỗ đau.

18. Chữa miệng lở không ăn được: Lấy 50g quả trám đốt thành than, tán bột, trộn với 20ml mỡ lợn bôi lên chỗ đau. Bôi liên tục trong 5-7 ngày.

19. Trị đau nhức xương khớp: Lấy vỏ trám hồng, cạo bỏ vỏ lớp sần bên ngoài, rửa sạch, thái nhỏ. Mỗi lần dùng 10-12g sắc lấy nước, chia uống 3 lần sau bữa ăn.

20. Dự phòng bệnh sởi cho trẻ: Lấy 20g trám tươi sắc lấy nước cho trẻ uống vào đợt dịch sởi để phòng cho trẻ.

21. Chữa cảm nắng: Lấy 10g quả trám đập vụn đun cùng 30g rễ sậy với 800ml mước, đun kỹ trong 30 phút, lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Liệu trình 3 ngày.

22. Ho khan do viêm phế quản: 20g quả trám, 15g bạch truật, 5g đào nhân (bóc vỏ, bỏ tâm), 30 vừng đen, 20g mật ong và 60g gạo tẻ. Lấy trám và bạch truật đun lấy nước, bỏ bã, cho gạo, vừng đen và đào nhân vào nấu nhừ thành cháo, thêm mật ong trộn đều. Chia ăn 1-2 lần trong ngày, liên tục trong 7 ngày.

23. Bị ngộ độc do ăn phải cá độc: Lấy trám trắng giã nát vắt lấy nước uống hoặc sắc lấy nước uống.

Lưu ý

Ngoài những tác dụng trên, trám còn dùng để chế biến một số món ăn như:

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng người bệnh nên hỏi ý kiến và nhận tư vấn của thầy thuốc.

0