04/06/2017, 23:13
Qua một số bài thơ, bài văn cổ đã học và đọc thêm, em hãy chứng minh lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của nhân dân ta.
Năm 938, với chiến thắng quân Nam Hán trên Bạch Đằng giang. Ngô Vương Quyền đã mở đầu một kỉ nguyên mới: kỉ nguyên Đại Việt tự chủ. Cũng từ đó, văn học bằng chữ Hán, sau đó thêm chữ Nôm, cùng phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều tác phẩm xuất sắc phản ánh lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc ...
Năm 938, với chiến thắng quân Nam Hán trên Bạch Đằng giang. Ngô Vương Quyền đã mở đầu một kỉ nguyên mới: kỉ nguyên Đại Việt tự chủ.
Cũng từ đó, văn học bằng chữ Hán, sau đó thêm chữ Nôm, cùng phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều tác phẩm xuất sắc phản ánh lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc của nhân dân ta. Có thể kể đến các áng văn thơ bất hủ như Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bài Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi và một số tác phẩm khác. Đọc các tác phẩm này ta thấy nội dung vừa nói in đậm trên từng dòng, từng trang.
Thật vậy, từ ngàn xưa, nhân dân ta vẫn luôn tự hào mình thuộc nòi giống Tiên Rồng cao quý, là một dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn, mãnh liệt bộc phát từ trái tim của mỗi người công dân. Chính lòng yêu nước sâu sắc ấy đã khiến Trần Quốc Tuấn sục sôi căm hờn, mất ngủ quên ăn trước cảnh “sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường”, “uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình” ,"đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ". Vì vậy, ông đau lòng trước thói ăn chơi của tướng sĩ thuộc hạ mình, nên đem lời lẽ chân tình, thiết tha để khuyên bảo họ đâu là con đường sống vinh, đâu là con đường chết nhục. Vì yêu nước nồng nàn mãnh liệt nên ông tận tụy lo cho vận mệnh của nước nhà, mài sắc lòng căm thù quyết không đội trời chung với bọn chúng, vững lòng chiến đấu và chiến thắng: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù...
Lòng căm tức và đau đớn dâng trào đến độ ông chỉ muốn phanh thây xé xác quân giặc. Đây chính là một biểu hiện lòng yêu nước nồng nàn và mãnh liệt của ông. Hơn một trăm năm sau, tinh thần này cũng đã dược Nguyễn Trãi thể hiện trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo của mình:
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Vì sao bậc ái quốc ưu dân như Nguyễn Trãi đã phải thốt lời dứt khoát “há đội trời chung, thề không cùng sống” với bọn giặc nước. Ấy là vì bọn chúng đã gieo rắc biết bao đau thương, tang tóc và thống khổ cho nhân dân ta. Chính bọn chúng đã:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ
Trước thực tế ấy, nhà văn đã ghi nhận:
... Độc ác thay, trúc Nam Sơn ghi không hết tội
Dơ bẩn thay, nước Nam Hải rửa không sạch mùi.
Cũng chính xuất phát từ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc mãnh liệt và sâu sắc, mà nhân dân ta thời ấy, dưới ngọn cờ kháng chiến của Lê hợi và Nguyễn Trãi đã quyết lòng chiến đấu, anh dũng hi sinh không quản ngại gian lao, vất vả, thiếu thốn và đã đi đến chiến thắng hào hùng:
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
..................
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hổng, sụt toang đê vỡ
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Làn trúc chẻ tro bay...
Chính lòng yêu nước đã mài sắc ý chí, tạo nên sức mạnh giúp nhân dân ta bao lần chiến thắng giặc thù. Thực tế lịch sử đã chứng minh hùng hồn. Sau này nhân dân ta cũng đã phát huy truyền thống đó để chiến thắng một cách vô cùng oanh liệt đối với thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trong hai cuộc kháng chiến anh dũng vừa qua.
Ngoài ra, lòng yêu nước của nhân dân ta còn được thể hiện ở tình yêu quê hương, yêu hòa bình và tự hào về đất nước giàu đẹp của mình. Bài Cảnh mùa Xuân của Trần Nhân Tông là một bức tranh quê hương đầy sức sống và rực rỡ:
Chim hót véo von liễu nở đầy
Thềm hoa chiếu ánh bóng mây bay
Ánh chiều in bóng mây lên thềm. Tiếng chim hót vang trong rừng liễu đầy hoa lá cũng là tiếng ngợi ca quê hương ta thời ấy có một vẻ đẹp làm say lòng du khách nguôi quên cả chuyện nhân sự.
Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân sự
Chi tựa bao lơn đứng ngắm trời...
Cả trong thơ Nguyễn Trãi cũng thế, quê hương ta hiện lên đẹp như tranh vẽ: Từ một “bến đò xuân” với mưa phùn rơi sống động của buổi đầu xuân:
Cỏ xanh như khói, bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời...
đến một bức tranh quê quen thuộc, đầy thi vị của buổi cuối xuân:
Trong tiếng cuốc kêu, xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan
Còn nhiều dòng thơ nữa khó tả hết. Tất cả không những biểu hiện lòng yêu nước mà còn là một nét đẹp của tâm hồn nghệ sĩ, tâm hồn của người Việt Nam giàu xúc động.
Ngoài lòng yêu nước nồng nàn như bên trên vừa chứng minh, nhân dân ta còn có tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc. Thật vậy, nhân dân ta, từ nghìn xưa, đã luôn hãnh diện mình là một dân tộc “con Rồng cháu Tiên”, một dân tộc có lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào lớn lao về nền độc lập của đất nước mình như những dòng “thơ thần” của Lí Thường Kiệt còn mãi âm vang:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời.
Song song với niềm tự hào độc lập dân tộc là niềm tự hào vể văn hóa, phong tục của dân tộc ta. Nước ta tuy đất hẹp nhưng từ xưa vốn đã có một nền văn hóa riêng như trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi đã viết:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cỏi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác...
Để duy trì nền văn hiến ấy, ông cha chúng ta biết đã bao lần phải xả thân chiến đấu, không ngại hi sinh gian khổ để ngày nay cháu con được tự hào về bao chiến công hiển hách của người xưa trong từng trang lịch sử hào hùng của dân tộc:
Cửa Hàm Tử bắt sông Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Ai cũng biết Toa Đô và Ô Mã là hai tướng giỏi của “thiên triều” nhà Minh, vậy mà đối diện với quân dân ta thời ấy, bọn chúng chỉ là những kẻ tầm thường bại trận, người bị "giết tươi", kẽ bị "bắt sống”. Hào khí ấy là kế thừa và phát huy hào khí một thời của Ngô Vương Quyền, người đã ghi chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng, đã chôn vùi bao đạo quân, bao chiến thuyền, khí giới của giặc xuống lòng sông, hay hào khí của Hưng Đạo Vương ba lần chiến thắng quân Mông cổ đem lại cuộc sống thanh bình yên ấm cho muôn dân để nhà thơ đời sau còn hết lời ca ngợi:
Ngạc chặt, kình băm, non lởm chởm
Giáo chìm, gươm gãy, bãi dăng dăng
Quan hà hiểm trở trời kia dựng
Hào kiệt công danh đất ấy từng...
Những áng thơ văn cổ kể trên và bao áng thơ văn cổ chưa kể hết được ở đây đã ghi biết bao bức tranh quê hương tươi đẹp, biết bao chiến công vẻ vang, lừng lẫy của dân tộc ta với sợi chỉ đỏ xuyên suốt là “lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của nhân dân ta”.
Nhưng đâu chỉ riêng văn học cổ, mà cả các tác phẩm văn học của thời cận đại và hiện đại nữa đều phản ánh rõ nét lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc của nhân dân ta. Dù thấy chủ đề đó xưa nay vẫn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của người cầm bút.
Thật vậy, từ ngàn xưa, nhân dân ta vẫn luôn tự hào mình thuộc nòi giống Tiên Rồng cao quý, là một dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn, mãnh liệt bộc phát từ trái tim của mỗi người công dân. Chính lòng yêu nước sâu sắc ấy đã khiến Trần Quốc Tuấn sục sôi căm hờn, mất ngủ quên ăn trước cảnh “sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường”, “uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình” ,"đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ". Vì vậy, ông đau lòng trước thói ăn chơi của tướng sĩ thuộc hạ mình, nên đem lời lẽ chân tình, thiết tha để khuyên bảo họ đâu là con đường sống vinh, đâu là con đường chết nhục. Vì yêu nước nồng nàn mãnh liệt nên ông tận tụy lo cho vận mệnh của nước nhà, mài sắc lòng căm thù quyết không đội trời chung với bọn chúng, vững lòng chiến đấu và chiến thắng: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù...
Lòng căm tức và đau đớn dâng trào đến độ ông chỉ muốn phanh thây xé xác quân giặc. Đây chính là một biểu hiện lòng yêu nước nồng nàn và mãnh liệt của ông. Hơn một trăm năm sau, tinh thần này cũng đã dược Nguyễn Trãi thể hiện trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo của mình:
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Vì sao bậc ái quốc ưu dân như Nguyễn Trãi đã phải thốt lời dứt khoát “há đội trời chung, thề không cùng sống” với bọn giặc nước. Ấy là vì bọn chúng đã gieo rắc biết bao đau thương, tang tóc và thống khổ cho nhân dân ta. Chính bọn chúng đã:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ
Trước thực tế ấy, nhà văn đã ghi nhận:
... Độc ác thay, trúc Nam Sơn ghi không hết tội
Dơ bẩn thay, nước Nam Hải rửa không sạch mùi.
Cũng chính xuất phát từ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc mãnh liệt và sâu sắc, mà nhân dân ta thời ấy, dưới ngọn cờ kháng chiến của Lê hợi và Nguyễn Trãi đã quyết lòng chiến đấu, anh dũng hi sinh không quản ngại gian lao, vất vả, thiếu thốn và đã đi đến chiến thắng hào hùng:
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
..................
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hổng, sụt toang đê vỡ
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Làn trúc chẻ tro bay...
Chính lòng yêu nước đã mài sắc ý chí, tạo nên sức mạnh giúp nhân dân ta bao lần chiến thắng giặc thù. Thực tế lịch sử đã chứng minh hùng hồn. Sau này nhân dân ta cũng đã phát huy truyền thống đó để chiến thắng một cách vô cùng oanh liệt đối với thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trong hai cuộc kháng chiến anh dũng vừa qua.
Ngoài ra, lòng yêu nước của nhân dân ta còn được thể hiện ở tình yêu quê hương, yêu hòa bình và tự hào về đất nước giàu đẹp của mình. Bài Cảnh mùa Xuân của Trần Nhân Tông là một bức tranh quê hương đầy sức sống và rực rỡ:
Chim hót véo von liễu nở đầy
Thềm hoa chiếu ánh bóng mây bay
Ánh chiều in bóng mây lên thềm. Tiếng chim hót vang trong rừng liễu đầy hoa lá cũng là tiếng ngợi ca quê hương ta thời ấy có một vẻ đẹp làm say lòng du khách nguôi quên cả chuyện nhân sự.
Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân sự
Cả trong thơ Nguyễn Trãi cũng thế, quê hương ta hiện lên đẹp như tranh vẽ: Từ một “bến đò xuân” với mưa phùn rơi sống động của buổi đầu xuân:
Cỏ xanh như khói, bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời...
đến một bức tranh quê quen thuộc, đầy thi vị của buổi cuối xuân:
Trong tiếng cuốc kêu, xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan
Còn nhiều dòng thơ nữa khó tả hết. Tất cả không những biểu hiện lòng yêu nước mà còn là một nét đẹp của tâm hồn nghệ sĩ, tâm hồn của người Việt Nam giàu xúc động.
Ngoài lòng yêu nước nồng nàn như bên trên vừa chứng minh, nhân dân ta còn có tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc. Thật vậy, nhân dân ta, từ nghìn xưa, đã luôn hãnh diện mình là một dân tộc “con Rồng cháu Tiên”, một dân tộc có lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào lớn lao về nền độc lập của đất nước mình như những dòng “thơ thần” của Lí Thường Kiệt còn mãi âm vang:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời.
Song song với niềm tự hào độc lập dân tộc là niềm tự hào vể văn hóa, phong tục của dân tộc ta. Nước ta tuy đất hẹp nhưng từ xưa vốn đã có một nền văn hóa riêng như trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi đã viết:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cỏi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác...
Để duy trì nền văn hiến ấy, ông cha chúng ta biết đã bao lần phải xả thân chiến đấu, không ngại hi sinh gian khổ để ngày nay cháu con được tự hào về bao chiến công hiển hách của người xưa trong từng trang lịch sử hào hùng của dân tộc:
Cửa Hàm Tử bắt sông Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Ai cũng biết Toa Đô và Ô Mã là hai tướng giỏi của “thiên triều” nhà Minh, vậy mà đối diện với quân dân ta thời ấy, bọn chúng chỉ là những kẻ tầm thường bại trận, người bị "giết tươi", kẽ bị "bắt sống”. Hào khí ấy là kế thừa và phát huy hào khí một thời của Ngô Vương Quyền, người đã ghi chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng, đã chôn vùi bao đạo quân, bao chiến thuyền, khí giới của giặc xuống lòng sông, hay hào khí của Hưng Đạo Vương ba lần chiến thắng quân Mông cổ đem lại cuộc sống thanh bình yên ấm cho muôn dân để nhà thơ đời sau còn hết lời ca ngợi:
Ngạc chặt, kình băm, non lởm chởm
Giáo chìm, gươm gãy, bãi dăng dăng
Quan hà hiểm trở trời kia dựng
Hào kiệt công danh đất ấy từng...
Những áng thơ văn cổ kể trên và bao áng thơ văn cổ chưa kể hết được ở đây đã ghi biết bao bức tranh quê hương tươi đẹp, biết bao chiến công vẻ vang, lừng lẫy của dân tộc ta với sợi chỉ đỏ xuyên suốt là “lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của nhân dân ta”.
Nhưng đâu chỉ riêng văn học cổ, mà cả các tác phẩm văn học của thời cận đại và hiện đại nữa đều phản ánh rõ nét lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc của nhân dân ta. Dù thấy chủ đề đó xưa nay vẫn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của người cầm bút.