04/06/2017, 23:12
Em hãy kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).
Hồi Cách mạng Tháng Tám mới thành công, ở thành phố Huế có một chú bé con nhà nghèo. Chú khoảng 13, 14 tuổi nhưng do vật lộn kiếm sống mà vẫn không đủ ăn nên người bé loắt choắt. Tuy thế chú rất vui tính. Chú giữ chân liên lạc cho Cách mạng. Suốt ngày bước chân chú thoăn thoắt trên đường. Một ...
Hồi Cách mạng Tháng Tám mới thành công, ở thành phố Huế có một chú bé con nhà nghèo. Chú khoảng 13, 14 tuổi nhưng do vật lộn kiếm sống mà vẫn không đủ ăn nên người bé loắt choắt.
Tuy thế chú rất vui tính. Chú giữ chân liên lạc cho Cách mạng. Suốt ngày bước chân chú thoăn thoắt trên đường. Một cái mũ ca lô đội lệch, một cái sắc đeo chéo bên người, cứ như thế chú đi khắp nơi đưa công văn, truyền tin tức, mệnh lệnh. Bộ đội, cán bộ ai cũng mến yêu Lượm. Còn Lượm vẫn hồn nhiên, vô tư. Cái đầu chú lúc nào cùng nghênh nghênh, chú luôn miệng huýt sáo những bài ca Cách mạng. Trông chú như con chim chích nhảy trên đường vàng nắng của mùa thu Cách mạng.
Một lần tôi đã gặp chú. Chú vẫn như ngày nào, vẫn loắt choắt, ca lô đội lệch, cái sắc xinh xinh bên hông. Chú khoe:
- Cháu đi liên lạc. Bây giờ cháu thành người của Cách mạng rồi, cháu ở luôn trong trụ sở Cách mạng đóng ở đồn Mang Cá.
Chú hồn nhiên: "Vui lắm chú ạ! Thích hơn ở nhà nhiều!”. Chú cười híp cả mắt, má chú đỏ bồ quân. Chú tinh nghịch đứng nghiêm giơ tay lên vành mũ ca lô chào tôi:
Chào đồng chí!
Rồi chú từ biệt tôi đi làm nhiệm vụ. Những bước đi của chú vẫn thoăn thoắt, với cái đầu nghênh nghênh. Chú đã di xa, tôi còn nghe thấy tiếng huýt sáo của chú vọng lại.
Thế mà mấy tháng sau, tôi đã nghe tin chú hi sinh. Bấy giờ tôi đang ở Việt Bắc. Biết ở Huế chiến sự ác liệt xảy ra, mặt trận vỡ, quân ta phải rút ra chiến khu, tôi càng sốt ruột nên gặp một đồng chí vừa từ Huế ra tôi vội hỏi tin ngay. Đồng chí ấy nói với tôi nhiều chuyện, trong đó có chuyện Lượm, rồi hỏi “Lượm hi sinh như thế nào?”. Đồng chí ấy kể lại: “Hôm ấy chiến sự xảy ra thật ác liệt, có một công văn thượng khẩn cần chuyển gấp mà các đồng chí liên lạc dày dạn kinh nghiệm thì lại đã ra trận cả rồi. Lượm liền đề nghị để cháu đi. Ban đầu chúng tôi ngần ngại vì cháu bé và non quá. Nhưng Lượm rất thiết tha. Việc cần, cũng bởi rất tin Lượm nên chúng tôi đã giao nhiệm vụ này cho cháu. Cháu cười tươi, còn nói “Các chú cứ tin tưởng, cháu bé càng dễ tránh đạn”. Ai ngờ khi trao xong công văn, trên đường trở về giữa một cánh đồng lúa đang trổ đòng đòng, chú bị đạn giặc giết hại. Lúc chúng tôi biết tin, đến nơi thì chú nằm như ngủ, tay còn nắm chặt bông lúa. Chúng tôi đã chôn cất chú ngay trên mảnh đất ấy. Để hồn chú được tận hưởng mùi sữa thơm của lúa và bay lượn trên cánh đồng quê ta như chú vẫn bay lượn đi làm Cách Mạng, đi kháng chiến”.
Đồng chí cán bộ người Huế đã ngừng kể mà lòng tôi vẫn bồi hồi. Tôi nhớ đến ngay tôi gặp cháu, khẽ gọi “Lượm ơi”. Và trước mắt tôi hiện rõ ra hình ảnh Lượm: “Ca lô đội lệch, miệng huýt sáo vang, như con chim chích, nhảy trên đường vàng”. Mấy ngày sau có lẽ do cảm xúc dâng trào, tôi đã làm xong một bài thơ về chú.
Một lần tôi đã gặp chú. Chú vẫn như ngày nào, vẫn loắt choắt, ca lô đội lệch, cái sắc xinh xinh bên hông. Chú khoe:
- Cháu đi liên lạc. Bây giờ cháu thành người của Cách mạng rồi, cháu ở luôn trong trụ sở Cách mạng đóng ở đồn Mang Cá.
Chú hồn nhiên: "Vui lắm chú ạ! Thích hơn ở nhà nhiều!”. Chú cười híp cả mắt, má chú đỏ bồ quân. Chú tinh nghịch đứng nghiêm giơ tay lên vành mũ ca lô chào tôi:
Chào đồng chí!
Rồi chú từ biệt tôi đi làm nhiệm vụ. Những bước đi của chú vẫn thoăn thoắt, với cái đầu nghênh nghênh. Chú đã di xa, tôi còn nghe thấy tiếng huýt sáo của chú vọng lại.
Thế mà mấy tháng sau, tôi đã nghe tin chú hi sinh. Bấy giờ tôi đang ở Việt Bắc. Biết ở Huế chiến sự ác liệt xảy ra, mặt trận vỡ, quân ta phải rút ra chiến khu, tôi càng sốt ruột nên gặp một đồng chí vừa từ Huế ra tôi vội hỏi tin ngay. Đồng chí ấy nói với tôi nhiều chuyện, trong đó có chuyện Lượm, rồi hỏi “Lượm hi sinh như thế nào?”. Đồng chí ấy kể lại: “Hôm ấy chiến sự xảy ra thật ác liệt, có một công văn thượng khẩn cần chuyển gấp mà các đồng chí liên lạc dày dạn kinh nghiệm thì lại đã ra trận cả rồi. Lượm liền đề nghị để cháu đi. Ban đầu chúng tôi ngần ngại vì cháu bé và non quá. Nhưng Lượm rất thiết tha. Việc cần, cũng bởi rất tin Lượm nên chúng tôi đã giao nhiệm vụ này cho cháu. Cháu cười tươi, còn nói “Các chú cứ tin tưởng, cháu bé càng dễ tránh đạn”. Ai ngờ khi trao xong công văn, trên đường trở về giữa một cánh đồng lúa đang trổ đòng đòng, chú bị đạn giặc giết hại. Lúc chúng tôi biết tin, đến nơi thì chú nằm như ngủ, tay còn nắm chặt bông lúa. Chúng tôi đã chôn cất chú ngay trên mảnh đất ấy. Để hồn chú được tận hưởng mùi sữa thơm của lúa và bay lượn trên cánh đồng quê ta như chú vẫn bay lượn đi làm Cách Mạng, đi kháng chiến”.
Đồng chí cán bộ người Huế đã ngừng kể mà lòng tôi vẫn bồi hồi. Tôi nhớ đến ngay tôi gặp cháu, khẽ gọi “Lượm ơi”. Và trước mắt tôi hiện rõ ra hình ảnh Lượm: “Ca lô đội lệch, miệng huýt sáo vang, như con chim chích, nhảy trên đường vàng”. Mấy ngày sau có lẽ do cảm xúc dâng trào, tôi đã làm xong một bài thơ về chú.